Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nòi
    Dòng giống.
  2. Đá mài
    Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.

    Mài dao kéo

    Mài dao kéo

  3. Cổ Lũy cô thôn
    Nghĩa là "thôn Cổ Lũy cô quạnh," cái tên do Nguyễn Cư Trinh đặt cho thôn Cổ Lũy, thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Cổ Lũy cô thôn là một trong mười hai danh thắng của tỉnh. Đây là một cảnh đẹp hiếm thấy, hội đủ các yếu tố sông biển, núi non, làng mạc.

    Cổ Lũy cô thôn

    Cổ Lũy cô thôn

  4. Trà Khúc
    Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.

    Sông Trà Khúc

    Sông Trà Khúc

  5. Chợ Gôi
    Một ngôi chợ truyền thống ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Gôi ngày nay

    Chợ Gôi ngày nay

  6. Chợ Choi
    Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Choi ngày nay

    Chợ Choi ngày nay

  7. Chợ Bè
    Một ngôi chợ truyền thống ở làng Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  8. Cầu Tràng Tiền
    Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.

    Cầu Tràng Tiền

    Cầu Tràng Tiền

  9. Niên
    Năm (từ Hán Việt)
  10. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  11. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị đặt mìn giật sập hai nhịp phía tả ngạn trong chiến lược "Tiêu thổ kháng chiến" của Việt Minh. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
  13. Hàn vi
    Nghèo hèn (từ Hán Việt)
  14. Nón cời
    Nón lá rách, cũ.

    Đội nón cời

    Đội nón cời

  15. Chè
    Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  16. Điếu
    Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  17. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  18. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  19. Cái cân ngày xưa có một quả cân. "Cân già" tức là cân nặng hơn mức cần thiết, ngược lại là cân non.
  20. Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  21. Xạ hương
    Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
  22. Chợ Giang Đình
    Trước đây có tên là chợ Văn, ngôi chợ nằm trên bến Giang Đình, nay thuộc thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau này chợ được chuyển xuống phía dưới cửa sông Tân Quyết đổ ra sông Lam, cách đó khoảng 500m, và được xây lại.
  23. Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc
    Chợ Giang Đình có tiếng là có nhiều người buôn bán lọc lõi.
  24. Khêu
    Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.

    Một cây đèn dầu

    Một cây đèn dầu

  25. Bình Lục
    Địa danh trước thuộc phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam, nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là quê hương của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
  26. Hòa Mạc
    Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
  27. Tương truyền câu này xuất hiện khoảng năm Bính Ngọ (1906), khi Sài Gòn bị nạn dịch hạch làm chết rất nhiều người.
  28. Gùa
    Cây thân gỗ, thường xanh (lá xanh hầu như quanh năm), còn có những tên gọi khác là báng, páng, gừa, đa gáo, đa chai, sung chai. Cây sinh trưởng hầu như trên mọi địa hình nước ta.

    Cây gùa

    Cây gùa

    Lá cây gùa non

    Lá cây gùa non

  29. Tào Khê
    Tên một con sông trước chảy qua làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Sông nay đã cạn, để lại dấu tích là những ao trũng quanh làng.
  30. Bài ca dao được cho là xuất phát từ làng Đình Bảng (Bắc Ninh), quê hương của Lý Thái Tổ, người dựng lên vương nghiệp nhà Lý. Xưa làng có rừng cây báng rậm rạp, về sau bị chặt trụi (nay người ta đang trồng lại). "Lý nay lại về" ý nói lòng thương tiếc của người dân Đình Bảng về sự kiện nhà Lý bị nhà Trần chiếm ngôi, con cháu họ Lý người bị giết, kẻ phải lưu lạc tha hương.
  31. Đầm Long
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đầm Long, hãy đóng góp cho chúng tôi.