Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  2. Nhá
    Dụng cụ bắt cá của miền Trung và miền Nam, tương tự như chiếc vó bè ngoài Bắc. Nhá có bộ gọng tre gồm 5 cây: một cây làm trụ to bằng cổ chân, dài gần bốn sải tay, bốn cây làm bộ kèo nhá nhỏ hơn cổ tay, dài khoảng ba sải tay dùng để căng tấm lưới gai. Tấm lưới gai có chiếc rốn dài, thụng xuống để nhốt cá mỗi khi tấm nhá kéo lên. Muốn bắt cá phải vác nhá đi dọc bờ sông, tìm chỗ đón trổ, đón trúng luồng cá chạy rồi mới thả nhá. Việc đứng bắt cá bằng nhá gọi là đứng nhá.

    Đứng nhá

    Đứng nhá

  3. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  4. Trốc
    Đầu, sọ (phương ngữ).
  5. Cá sấu
    Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu

  6. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  7. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  8. Rau dừa
    Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.

    Cây rau dừa nước

    Cây rau dừa nước

  9. Xáng
    Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.

    Máy xáng cạp nạo vét bùn

    Máy xáng cạp nạo vét bùn

  10. Cật
    Toàn bộ phần phía sau lưng. Còn có nghĩa khác là quả thận, nhiều nơi còn gọi là bầu dục.
  11. Sa
    Rơi xuống (từ Hán Việt).
  12. Có bản chép: "Vàng sa xuống giếng khôn tìm".
  13. Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
    Cũng với giá trị đồng tiền đó, nhưng được xem là rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng được mua.
  14. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  15. Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
    “Khi chưa nặn, thì chỉ là hòn đất. Khi hòn đất đã nặn nên ông Bụt, thì ông Bụt hóa ra linh thiêng, được mọi người sùng bái thờ phượng. Người ta cũng vậy, khi hàn vi chưa gặp thời chỉ là một người nghèo hèn; khi gặp thời vận, có người cất đặt lên cho, thì tự nhiên hóa ra người tài giỏi quyền thế, ai cũng phải kính phục.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
  16. Me
    Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
  17. Rộc
    Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi. Cũng có nghĩa là ngòi nước nhỏ, hẹp.
  18. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
  19. Đồng
    Hay còn gọi là đồng cân, là đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương với 3.78 gram. Một đồng bằng với một chỉ trong kim hoàn.
  20. Hiện tiền
    Hiện tại.
  21. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  22. Kí lục
    Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.

    Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.

  23. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  24. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  25. Đạo thánh hiền
    Đạo Nho. Hiểu rộng ra là những luân lý thông thường, điều hay lẽ phải để mọi người noi theo.
  26. Năm hằng
    Ngũ thường, năm điều trong đạo hằng (đạo luân thường). Xem thêm chú thích Cương thường.