Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trái bắp (ngô)

    Trái bắp (ngô)

  2. Dưới thời bao cấp, nhà vệ sinh chung trong các chung cư, nhà tập thể đều dùng xí xổm.
  3. Đây là ba việc cực nhọc theo "tổng kết" của người xưa.
  4. Vào thời Pháp thuộc có nhiều người nghèo bỏ làng sang Lào làm ăn.
  5. Lắng
    Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
  6. Giao tình
    Kết bạn, gắn bó với nhau (từ cũ, nay ít dùng).
  7. Hĩm
    Bộ phận sinh dục phụ nữ (phương ngữ miền Trung). Cũng dùng để gọi bé gái còn nhỏ tuổi.
  8. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  9. Kinh nghiệm sản xuất: Vụ chiêm mà thả bèo trên mặt ruộng thì sẽ tốt lúa, cho sản lượng cao.
  10. Hào
    Đồng hào, dùng để gieo quẻ trong bói toán.

    Đồ nghề bói toán

  11. Đa đoan
    Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.

    Cơ trời dâu bể đa đoan,
    Một nhà để chị riêng oan một mình

    (Truyện Kiều)

  12. Khi không
    Không có nguyên cớ gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Cái rìu
    Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.

    Cái rìu.

    Cái rìu.

  15. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  16. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Đoài
    Phía Tây.
  18. Ba Bị
    Hình ảnh xấu xí, đáng sợ mà người lớn thường đem ra để dọa trẻ con. Theo nhà nghiên cứu An Chi, cái tên "Ba Bị" xuất phát từ người ăn xin: cái bị là đồ nghề ăn xin. Cả câu "Ba bị chín quai, mười hai con mắt" mô tả một người ăn xin mang ba cái bị, mỗi bị có chín cái quai và bốn con mắt (mắt: lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan).

    Ông Ba Bị

  19. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  20. Đương thì
    Đang ở thời kì tuổi trẻ, đầy sức sống (thường nói về con gái).
  21. Bến Tre
    Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.

    Dừa Bến Tre

    Dừa Bến Tre

  22. Hậu Giang
    Tên một nhánh của sông Cửu Long, đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng.

    Bình minh trên sông Hậu (khúc chảy qua Châu Đốc)

    Bình minh trên sông Hậu (khúc chảy qua Châu Đốc)