Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Sương nác
    Gánh nước (phương ngữ một số nơi ở Trung Bộ).
  3. Be bờ
    Đắp đất thành bờ để ngăn nước.

    Be bờ

    Be bờ

  4. Có bản chép: Ai đi bờ đất một mình.
  5. Chéo áo
    Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
  6. Phu quân
    Tiếng người vợ gọi chồng (từ Hán Việt).
  7. Có bản chép: Răng long đầu bạc
  8. Ương
    Ươm hạt.
  9. Khoai môn
    Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.

    Cây và củ khoai môn

    Cây và củ khoai môn

  10. Tổ đỉa
    Một loài cây dại mọc chìm dưới các chân ruộng nước hoặc ven bờ nước, có nhiều ở vùng đồng chiêm trũng. Lá tổ đỉa có nhiều lớp, ken dày, mỏng và hình thù lộn xộn, nom có vẻ rất xơ xác, tớp túa (vì bám nhiều bùn đất).
  11. Từ tổ đỉa trong câu này là một loại cây nhưng thường bị hiểu nhầm là nơi ở của con đỉa nên có câu ca dao:

    Rách như tổ đỉa ai ơi
    Là cây mà lại tưởng nơi đỉa nằm

  12. Bánh giầy
    Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.

    Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.

    Bánh giầy

    Bánh giầy

  13. Cẳng
    Chân (khẩu ngữ).
  14. Quèo
    Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  16. Quảng Ngãi
    Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  17. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  18. Vùng Trà Bồng, Quảng Ngãi nổi tiếng với nghề trồng quế từ xưa đến nay. Nghe bài hát Hương quế Trà Bồng.
  19. Ngũ cung
    Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
  20. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.