Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phèn
    Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
  2. Vãi
    Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
  3. Nêu
    Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.

    Cây nêu

    Cây nêu

  4. Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
  5. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  6. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  7. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  9. Dành dành
    Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.

    Lá và hoa dành dành

    Lá và hoa dành dành

  10. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  11. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  12. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Bãi Bổn
    Một khu vực biển thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời nay là tên một ấp thuộc xã Hàm Ninh.
  14. Hàm Ninh
    Tên một làng chài nằm trên bờ biển phía Ðông đảo Phú Quốc, nay là một xã thuộc huyện đảo này, đồng thời là một điểm đến du lịch có tiếng.

    Làng chài Hàm Ninh

    Làng chài Hàm Ninh

  15. Cửa Cạn
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng là tên mũi đất và bãi biển ở đây.

    Bãi Cửa Cạn (ảnh Giang Sơn)

    Bãi Cửa Cạn (ảnh Giang Sơn)

  16. Rạch Tràm
    Một con sông ở đảo Phú Quốc, dài khoảng 25 km, có ba nhánh thượng nguồn hơi chếch về phía bắc, chảy xiên về hướng tây và đổ ra biển tại ấp Rạch Tràm. Hai bờ sông có một hệ sinh thái đặc biệt: một bên là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao, còn một bên lại là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Thượng nguồn lại là nơi sinh sống của dây choại, lau sậy... với màu nước đỏ đặc trưng. Đây là một trong những cảnh đẹp của đảo Phú Quốc.

    Sông Rạch Tràm, Phú Quốc

    Sông Rạch Tràm, Phú Quốc

  17. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  18. Của cải, tài sản.
  19. Câu quăng
    Cách câu cá dùng cần dài, mồi thường lớn (ếch, nhái), khi thả câu thì quăng thật xa bờ.
  20. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
  21. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  22. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  23. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  24. Xẩm lai
    Người hát xẩm là con lai.
  25. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  26. Khi hát bài chòi, chữ "bòng" bài ca dao này được hát thành "bồng" (con Bát Bồng).