Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Giăng
    Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió
    Nhưng gặp người gió giăng

    (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  2. Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến
    Hôm trước được cho ăn thì hôm sau lại đến ăn chực. Đại ý câu này muốn nói được ăn một lần, hay được lợi một lần thì lần sau cứ mong ngóng mãi.
  3. Miệng lằn lưỡi mối
    Miệng con thằn lằn và lưỡi con rắn mối, nghĩa bóng chỉ lời ra tiếng vào, lời nói thêm nói bớt của kẻ hạ tiện.
  4. Cổ đồ bát bửu
    Bức tranh cổ vẽ tám món đồ quý – xem thêm về Bát bửu.
  5. Ngũ sắc, bá huê
    Năm màu, trăm hoa.
  6. Tùng lộc
    Cây tùng và con nai. Tùng tượng trưng cho sức sống bền bỉ và tuổi thọ, còn nai tượng trưng cho địa vị (lộc cũng đồng âm với tài lộc), vì vậy tranh vẽ, tranh khắc gỗ, họa tiết gốm… trong dân gian thường vẽ tùng lộc.

    Tranh tùng lộc

    Tranh tùng lộc

  7. Giường hộc
    Loại giường phía dưới có hộc có thể kéo ra vào, để đựng quần áo, đồ đạc.
  8. Giường Tàu
    Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
  9. Gia chủ
    Chủ nhà (từ Hán Việt).
  10. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  11. Hồ lơ
    Hồ quần áo với nước có pha phẩm xanh loãng cho đẹp hơn. là màu xanh nhạt (từ tiếng Pháp bleu).
  12. Ra (phương ngữ).
  13. Lộc
    Chồi lá non của cây. Vì chữ này đồng âm với "lộc" trong "phước lộc," "tài lộc," nghĩa là những điều tốt lành do trời ban cho, nên ở nước ta có phong tục hái lộc đầu năm để cầu may mắn, hạnh phúc cả năm.
  14. Khoai mì
    Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  15. Si
    Một loại cây gỗ lớn, tán rộng, cành lá xanh tốt, có rất nhiều rễ phụ. Lá cây si có thể dùng làm thuốc, quả ăn được nhưng rất chát. Cũng có những loại si nhỏ được trồng làm cây cảnh.

    Cây si

    Cây si

  16. Lươn
    Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.

    Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...

    Con lươn

    Con lươn

  17. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  18. Lố Ông Già
    Một hòn đảo ở Cam Ranh, Khánh Hòa.
  19. Mũi Đại Lãnh
    Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.

    Ngọn hải đăng trên mũi Đại Lãnh

    Ngọn hải đăng trên mũi Đại Lãnh

  20. Ao Hồ
    Một ngọn núi nằm ở phía Nam bán đảo Cam Ranh, thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Núi cao 465m, chân núi phía Tây có hồ gọi là Ao Hồ, dài 3,5 km giống hình quả bầu ta, đầu to ở phía Đông Bắc, đầu nhỏ ở phía Tây Nam.
  21. Hà Tiên
    Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.

    Hà Tiên về đêm

    Hà Tiên về đêm

  22. Nhân
    Lòng tốt, lòng yêu thương người.
  23. Thảo lư
    Lều cỏ, lều tranh. Còn nói thảo đường, thảo xá.

    Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
    Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư

    (Truyện Kiều)

  24. Canh Hoạch
    Tên nôm là Kẻ Vác hay làng Vác, làng cổ nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng nổi tiếng với nghề làm quạt giấy.

    Phơi quạt

    Phơi quạt

  25. Truyện Kiều
    Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.

    Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...

  26. Đây là hai câu 791 và 792 trong Truyện Kiều:

    Phẩm tiên rơi đến tay hèn,
    Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai:
    Biết thân đến bước lạc loài,
    Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
    Vì ai ngăn đón gió đông,
    Thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi.

    Đây là lúc Kiều quyết định bán mình chuộc cha.

  27. Hai chữ Kim Trọng 金重 nếu ghép lại thì thành chữ chung 鍾, ý nói chung tình. Lưu ý, ở đây tác giả dân gian đã mượn hiện tượng đồng âm vì thực chất chữ chung 鍾 này có nghĩa là cái chuông, còn chữ chung với nghĩa chỉ sự chung tình, chung thủy thì là 終.
  28. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  29. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  30. Khắc
    Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
  31. Sam
    Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."

    Đôi sam

    Đôi sam