Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  2. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  3. Hoằng Hóa
    Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm bên cửa Lạch Hới, nơi sông Mã đổ ra biển Đông.
  4. Bánh bò
    Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...

    Bánh bò

    Bánh bò

  5. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  6. Bộ La
    Một làng nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
  7. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  8. Kẻ Hán người Hồ
    Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.

    Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.

  9. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  10. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  11. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi

  12. Đòng
    Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

    Lúa trổ đòng

    Lúa trổ đòng

  13. Sông Vệ
    Một con sông ở tỉnh Quảng Ngãi, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, qua giáp ranh giữa Mộ Đức và Tư Nghĩa, rồi đổ ra biển Đông tại cửa Lở. Sông Vệ cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

    Sông Vệ nhìn từ trên không

    Sông Vệ nhìn từ trên không

  14. Chợ Gò
    Tức chợ Quán Lát, một cái chợ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  15. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Thi Phổ
    Tên một làng nay là thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nơi có nghề làm mạch nha truyền thống nổi tiếng cả nước.
  17. Dắt Dây
    Tên một nhánh sông thuộc hệ thống sông Thi Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
  18. Đồng Cát
    Tên chợ trung tâm của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  19. Lò Thổi
    Một địa danh nay thuộc xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, là vùng rừng núi. Có người cho rằng, vùng này có tên gọi như vậy vì từng là nơi nghĩa quân của Nguyễn Tự Tân (thuộc phong trào Cần Vương) khai thác và nấu quặng sắt để rèn đúc vũ khí.
  20. Tú Sơn
    Một địa danh nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước là khu đồng rộng.
  21. Quán Sạn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quán Sạn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  22. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  23. Chợ Huyện
    Tức chợ Thu Xà, thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Xem chú thích Thu Xà.
  24. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Sông Trà Câu
    Một con sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sông dài 40km, bắt nguồn từ vùng Hồng Thuyền, Vực Liêm (phía Nam đèo Đá Chát) chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để ra cửa biển Mỹ Á.
  26. Châu
    Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).

    Giọt châu lã chã khôn cầm
    Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương

    (Truyện Kiều)

  27. Một số nguồn có thêm hai câu sau đây ở đầu bài:

    Kéo nhau qua cửa Hùng Quan
    Chim muôn tiếng hát, hoa ngàn hương đưa.

    Cửa Hùng Quan chính là cửa ải Hải Vân, ngăn giữa Huế và Đà Nẵng, không liên quan đến Quảng Ngãi. Vì vậy chúng tôi đặt dấu chấm hỏi ở đây.

  28. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  29. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  30. Ngày xưa cái giường của người nhà quê là loại giường chõng đóng bằng tre già, lâu ngày bị xiêu lỏng, đụng vào kêu cót két, giống như tiếng chuột kêu chút chít.