Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dò dè
    Dò xét với ý muốn chiếm đoạt (phương ngữ miền Trung).
  2. Trà Ôn
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...

    Chợ nổi Trà Ôn

    Chợ nổi Trà Ôn

  3. Cù lao Mây
    Sau còn có tên là cù lao Lục Sĩ Thành thuộc xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây có nghề làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng.

    Bánh tráng cù lao Mây

    Bánh tráng cù lao Mây

  4. Ải
    Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.

    Cày ải đất

    Cày ải đất

  5. Tôm he
    Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...

    Tôm he

    Tôm he

  6. Thu Vích, Thu Vi
    Tên hai thôn ở xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  7. Đàn nguyệt
    Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.

    Giáo sư Trần Văn Khê đang chơi đàn nguyệt

    Giáo sư Trần Văn Khê đang chơi đàn nguyệt

  8. Phú Câu
    Làng chài nằm nơi cửa sông Đà Rằng, nay thuộc phường 6 thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  9. Chợ Gôi
    Một ngôi chợ truyền thống ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Gôi ngày nay

    Chợ Gôi ngày nay

  10. Chợ Choi
    Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Choi ngày nay

    Chợ Choi ngày nay

  11. Lẻ Gôi, đôi Choi
    Theo truyền thống, Chợ Gôichợ Choi được họp hai ngày một lần, luân phiên nhau.
  12. Honda
    Đọc là hon-đa, một thương hiệu xe máy của Nhật rất phổ biến ở nước ta, đến nỗi người ta nói "hon-đa" để chỉ xe máy nói chung.

    Xe Honda Dame trên đường phố Sài Gòn xưa

    Xe Honda Dame trên đường phố Sài Gòn xưa

  13. Họ
    Những người thuộc đàng trai (hoặc đàng gái) trong đám cưới. Cũng gọi là họ nhà trai, họ nhà gái.
  14. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  15. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  16. Huyền
    Màu đen (từ Hán Việt).
  17. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  18. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  19. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Đào, kép
    Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.

    Thanh Nga, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Nam Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20

    Thanh Nga, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Nam Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20

  21. Có bản chép tháng tư, có bản chép tháng sáu, tháng chín, hoặc tháng Chạp. Đọc thêm: Tháng nào có chiếu vua ra?
  22. Có bản chép: lột.
  23. Sao đang
    Sao nỡ đành.
  24. Có bản không chép hai câu cuối.

     

  25. Về xuất xứ bài ca dao này, phần đông ý kiến đều cho rằng bài này chế giễu việc vua Minh Mạng ra sắc dụ bắt người dân Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) ăn mặc cho giống người Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào), tức là cấm phụ nữ mặc váy.

    Phụ nữ Đàng Ngoài thời nhà Nguyễn

    Phụ nữ Đàng Ngoài thời nhà Nguyễn

  26. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  27. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)

  28. Trường An
    Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

    Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.

  29. Làm dày
    Làm kiêu, làm phách.
  30. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  31. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  32. Cam sen
    Một giống cam ngon, vỏ mỏng, múi hơn dai, vị ngọt dịu, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Quảng Ninh...
  33. Từ Hi Thái hậu
    (10/10/1833 – 15/11/1908) Hoàng thái hậu nhiếp chính thời nhà Thanh (Trung Quốc), phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh. Từ Hi Thái hậu, Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã hậu (thời Hán) được xem là ba người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.

    Từ Hi Thái hậu

    Từ Hi Thái hậu

  34. Có bản chép: Thương nhau chỉ những khóc thầm.
  35. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."