Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Con sen
    Từ gọi người hầu gái dưới thời Pháp thuộc, có gốc từ tiếng Pháp servante (người ở, người giúp việc).
  2. Tu thân
    Sửa thân mình (từ Hán Việt). Đây là một khái niệm của Nho giáo, chỉ việc chỉnh đốn, sửa chữa bản thân để luôn ngay chánh, hợp theo đạo đức.
  3. Hào
    Giỏi, tài trí hơn người.
  4. Lúa chiêm chín vào đầu mùa mưa, nên thu hoạch sớm.
  5. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  6. Tham phú phụ bần
    Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
  7. Mối manh
    Làm mối (đồng nghĩa với mai mối).
  8. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  9. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  10. Cày
    Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.

    Cái cày

    Cái cày

  11. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  12. Pháo
    Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

    Năm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.

    Pháo

    Pháo

  13. Hữu
    Có (từ Hán Việt)
  14. Hát huê tình
    Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
  15. Cai
    Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
  16. Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
    Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ lắm cai như rạ ở đất Tứ Trùng, đỗ nhất trường người xã Trung nhiều như sung Giáp Nhị. Các địa danh Quần Phương hạ, Quần Phương trung, Tứ Trùng, Giáp Nhị đều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.
  17. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  18. Nguyệt
    Mặt trăng (từ Hán Việt).
  19. Rồng mây
    Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
  20. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  21. Mường Thanh
    Một địa danh thuộc huyện Điện Biên, có tên gọi bắt nguồn từ "Mường Then," theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời," gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á. Tại đây có cánh đồng Mường Thanh, cánh đồng lớn nhất vùng núi Tây Bắc. Hiện nay Mường Thanh cũng là tên một phường thuộc thành phố Điên Biên Phủ.

    Cánh đồng Mường Thanh

    Cánh đồng Mường Thanh

  22. Mường Lò
    Một địa danh nay thuộc địa phận thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Tại đây có cánh đồng Mường Lò, cánh đồng lớn thứ hai của miền núi Tây Bắc (sau Mường Thanh).

    Thung lũng Mường Lò

    Thung lũng Mường Lò

  23. Mường Than
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Tại đây có cánh đồng Mường Than, cánh đồng lớn thứ ba của vùng núi Tây Bắc.
  24. Mường Tấc
    Tên một cánh đồng nằm ở vị trí trung tâm huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Cánh đồng Mường Tấc rộng thứ tư trong số các cánh đồng ở Tây Bắc.
  25. Sõng
    Xuồng nhỏ đan bằng nan tre.

    Chèo sõng ra biển đánh cá

    Chèo sõng ra biển đánh cá

  26. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  27. Phương tiện di chuyển trên nước, đóng bằng cách cột nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ...) với nhau.

    Chèo bè đi học

    Chèo bè đi học

  28. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  29. Tao nôi
    Sợi dây treo nôi để đưa. Tao (tau) có nghĩa là tua, giải, dây.
  30. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).