Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  2. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  3. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Có bản chép: Chàng.
  5. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  6. Tản Viên
    Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
    Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.

    Tản Viên

    Tản Viên

  7. Sông Đà
    Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).

    Sông Đà

    Sông Đà

  8. Tu Vũ
    Tên một làng nay thuộc xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nằm trên đường từ Hòa Bình đi Phú Thọ.
  9. Vầy
    Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Sông Quy
    Tên một con sông thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
  12. Trẫm
    Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
  13. Chình
    Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
  14. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  15. Gie
    (Nhánh cây) chìa ra.
  16. Diệc
    Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...

    Chim diệc đang bắt cá

    Chim diệc đang bắt cá

  17. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  18. Đầu chày đít thớt
    Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
  19. Ăn cướp cơm chim
    Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Phần ăn của con chim chỉ nhờ vào mấy hạt cơm rơi của người, không đáng gì mà còn nỡ ăn cướp của nó, khiến mình cũng chẳng no mà nó thì chết đói. Câu này ý nói: Ăn cướp cả cái nhỏ nhặt nhất của kẻ hèn yếu.
  20. Nhân tình
    Tình người, thường dùng để chỉ cách đối xử giữa con người với nhau trong xã hội.
  21. Sông Bung
    Tên một nhánh ở đầu nguồn sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Dọc đôi bờ sông ngày xưa có rất nhiều rừng trầu, vì vậy sông còn có tên là sông Trầu. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
  22. Đại Mỹ
    Tên một làng thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nơi có dòng sông Bung chảy qua. Làng Đại Mỹ từ xưa nổi tiếng có giống cau cho trái to, buồng dày, ăn rất giòn. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
  23. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).