Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đậu rồng
    Còn gọi là đậu khế, hay đậu xương rồng, hoặc đậu cánh, thuộc loại thân thảo leo, nếu được dựng giàn, đậu rồng có thể bò lan trên 3m. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, giàu dinh dưỡng lại rất dễ trồng.

    Đậu rồng

    Đậu rồng

  2. Đu đủ
    Loại cây ăn quả rất thường gặp ở Việt Nam. Quả đu đủ có thể ăn xanh (làm nộm, hầm, hoặc làm mắm) hoặc ăn chín.

    Cây và quả đu đủ, từ quyển Medicinal-Plants (1887) của Koehler

    Cây và quả đu đủ, từ quyển Medicinal-Plants (1887) của Koehler

  3. Chuối chát
    Chuối hột lúc còn non, thường được dùng trong các món trộn hoặc rau sống.

    Chuối chát

    Chuối chát

  4. Khóm
    Loại cây có họ hàng với dứa, ở mép lá có răng như gai nhọn, khi chín quả không có màu vàng như dứa. Ở một số vùng người ta cũng gọi chung khóm và dứa là một.
  5. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  6. Cà dái dê
    Còn có tên là cà tím, quả mọng nhiều cùi thịt, chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, được dùng để chế biến thức ăn trong nhiều nền ẩm thực Á, Âu. Tên cà tím và cà dái dê đều không thực chính xác vì có nhiều quả cà tím không mang màu tím, hay không có hình thù như dái dê.

    Cà tím

    Cà tím

  7. Rồng rồng
    Cũng gọi là ròng ròng, tên chung của những con cá con mới nở từ trứng của một số loài cá như cá tràu, cá chuối, cá sộp...
  8. Nạ
    Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
  9. Gập ghình
    Gập ghềnh (phương ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
  10. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  11. Làng Ngâu
    Tên nôm của làng Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Làng Ngâu nổi tiếng trồng lúa. Rượu làng Ngâu cũng là một đặc sản nổi tiếng từ xưa.
  12. Yên Mỹ
    Tên một ngôi làng cổ ven sông Hồng, nay thuộc xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Xưa làng nổi tiếng nghề trồng dâu tằm và chăn nuôi. Ngày nay Yên Mỹ là nơi cung cấp hoa, rau quả tươi, sạch cho nội thành Hà Nội.

    Ruộng rau sạch Yên Mỹ

    Ruộng rau sạch Yên Mỹ

  13. Người Việt Nam ít người có nhiều râu, nhiều người có ít râu, đại đa số là không râu.
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Ải
    Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.

    Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng

  16. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  17. Kinh Lăng nghiêm
    Một bộ kinh Đại Thừa quan trọng của Phật học.
  18. Đi lính chốn quan ải, biên giới thì nguy hiểm nên lính sợ đi. Kinh Lăng nghiêm là một bộ kinh khó, các sư sãi thường bị bắt học thuộc.
  19. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  20. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  21. Khóc điếng
    Khóc ngất, khóc một hơi dài (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Chi chi
    Một loại cá nhỏ, thân mềm, khi bị vớt lên khỏi mặt nước thì nhanh chóng mềm nhũn ra. Chi chi dùng làm mắm rất tốt vì mau ngấu và rất ngon, ngoài ra còn dùng để phơi khô và chế biến thành nhiều món ăn khác.

    Cá chi chi sốt chua cay

    Cá chi chi sốt chua cay

  23. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  24. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.