Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khá
    Đỡ, thuyên giảm bệnh tình (phương ngữ).
  2. Xông
    Cách trị bệnh cảm cúm trong dân gian, dùng các loại lá chứa tinh dầu như lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, lá tre, lá chanh... để nấu nước xông. Đặt nồi nước xông trên giường, người bệnh trùm kín chăn ngồi xông từ 10 - 15 phút. Khi xông, hơi nước nóng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt.
  3. Ri
    Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Chặm
    Thấm từng tí cho khô (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng
    Rau muống tháng 9 là đã hết mùa nên toàn cọng già, còi, ăn vừa xơ vừa chát. Câu này mỉa mai mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
  6. Tu thân
    Sửa thân mình (từ Hán Việt). Đây là một khái niệm của Nho giáo, chỉ việc chỉnh đốn, sửa chữa bản thân để luôn ngay chánh, hợp theo đạo đức.
  7. Hào
    Giỏi, tài trí hơn người.
  8. Vải the
    Loại vải dệt bằng tơ nhỏ sợi, mỏng, thưa, không bóng, thời trước thường được dùng may áo dài khoặc khăn, màn.

    Áo the, khăn đóng

    Áo the, khăn đóng

  9. Đụp
    Vá chồng lên nhiều lớp.
  10. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  11. Cá đù
    Hay còn gọi cá lù đù, một họ cá biển sống ở gần bờ, ở vùng đáy bùn cát, thường nấp trong những rạn, hốc đá. Cá ăn tạp, nhiều thịt, ít xương (có nguồn nói nhiều xương). Thịt cá mềm, vị ngọt dịu, dẻo mềm, hậu bùi, được chế biến thành nhiều món ngon như cá đù nấu canh ngót, khô cá đù...

    Khô cá đù nướng

    Khô cá đù nướng

  12. Cá liệt
    Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.

    Cá liệt

    Cá liệt

  13. Một đời ta, ba đời nó
    Nên biết tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, không nên dè xẻn, hà tiện quá mức.
  14. Lí trưởng
    Tên một chức quan đứng đầu làng (: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
  15. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  16. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  17. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  18. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  19. Bát giác
    Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
  20. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  21. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Có bản chép: Cha mẹ em kén rể mà lỡ anh tầm thường biết đặng hay không?
  24. Săng
    Quan tài.
  25. Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
    Cho dù có giỏi đến mấy, nếu không có may mắn (thời) thì cũng khó được việc.
  26. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  27. Lính ban mai cai lính ban chiều
    Như Ma cũ bắt nạt ma mới.
  28. Đồng tiền lận, nhân nghĩa kiệt
    Lừa gạt nhau về tiền bạc, của cải thì nhân nghĩa cũng chẳng còn.