Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  2. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Làng Cà
    Tên chữ là Gia Hòa, nay là thôn Gia Hòa thuộc xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
  5. Làng Hóp
    Tên Nôm của làng Báo Đáp, nay thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng có nghề truyền thống là làm đèn trung thu và hoa vải lụa.

    Làm lồng đèn ở làng Hóp

    Làm lồng đèn ở làng Hóp

  6. Cổ Gia
    Một làng nay là thôn Cổ Gia, xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
  7. Về câu ca dao này (cùng với dị bản) có hai cách giải thích:

    - Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh thì "Làng Cà tức Gia Hoà ở Nam Trực, làng Hóp tức Báo Đáp ở Thượng Nguyên, Cổ Gia đồng đất rộng rãi."
    - Năm Kỷ Mùi 1739, dân ba làng Hóp hợp binh với bảy làng Cà, dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Vũ Đình Dung và Đoàn Danh Chấn. Cuộc khởi nghĩa sau thất bại do sự phản bội của một nghĩa quân tên là Chóp, người làng Cổ Gia.

  8. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  9. Người dùng roi, voi dùng búa
    Dạy người thì phải dùng roi, dạy voi thì phải dùng búa (cây đòng). Tùy đối tượng mà có cách dạy bảo, giáo dục khác nhau.
  10. Tưởng
    Nghĩ, cho rằng.
  11. Ý nói thương con trai, con gái đồng đều. Ngày xưa, với quan niệm trọng nam khinh nữ, thường là con trai trong gia đình được thương, được quý hơn con gái.
  12. Văn Lang
    Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
  13. Huỳnh liên
    Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.

    Huỳnh liên

    Huỳnh liên

  14. Gáo vàng
    Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.

    Gáo vàng

    Gáo vàng

  15. Hoàng cầm
    Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...

    Xuyên hoàng cầm

    Xuyên hoàng cầm

  16. Nhứt
    Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Thốt
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thốt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  19. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  20. Muốn phát lạnh, thấy lạnh cả người (cách nói của người Nam Bộ).
  21. Bánh tét
    Có nơi gọi là bánh đòn, một loại bánh của miền Trung và miền Nam, tương tự như bánh chưng ở miền Bắc. Bánh làm bằng gạo nếp, hình trụ dài, gói bằng lá chuối, có thể có nhân đậu và thịt mỡ hoặc không có nhân, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn. Những dịp giỗ Tết không thể thiếu món bánh này.

    Một dĩa bánh tét

    Một dĩa bánh tét

  22. Vãi
    Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
  23. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Sài Gòn
    Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Sài Gòn về đêm

    Sài Gòn về đêm

  25. Tày
    Bằng (từ cổ).
  26. Ả em du
    Chị em dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  27. Bầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Nác đấy
    Nước đái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  29. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  30. Ra
    Một loại cua nhỏ, thịt ngọt, chỉ xuất hiện vào khoảng tháng mười âm lịch.
  31. Rạm
    Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...

    Con rạm

    Con rạm