Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nói Quảng, nói Tiều
    Nói như người Quảng Đông và người Triều Châu ngày xưa, tức là nói thứ tiếng Việt rất khó nghe. Nghĩa rộng chỉ những người nói không đầu không đũa, khó nghe, khó hiểu.
  2. Liễn
    Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.

    Liễn

    Liễn

  3. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  4. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  6. Người dùng roi, voi dùng búa
    Dạy người thì phải dùng roi, dạy voi thì phải dùng búa (cây đòng). Tùy đối tượng mà có cách dạy bảo, giáo dục khác nhau.
  7. Ngôi vua cuối cùng của nhà Lý thuộc về Lý Chiêu Hoàng, con vua Lý Huệ Tông, khi đăng ngôi mới lên 7 tuổi. Quyền hành lúc đó ở trong tay Trần Thủ Độ. Thủ Độ dàn xếp để cháu họ là Trần Cảnh, lúc bấy giờ mới 8 tuổi, lấy Chiêu Hoàng để chuyển vương quyền từ nhà Lý sang tay nhà Trần. Theo một số tài liệu ghi lại, câu ca truyền miệng này ra đời vào hoàn cảnh ấy.
  8. Nồi năm, nồi mười
    Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi năm nấu được năm lon gạo, nồi mười nấu được mười lon.
  9. Tàu
    Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  10. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  11. Buồng hương
    Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
  12. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  13. Khắc
    Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
  14. Tản Viên
    Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
    Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.

    Tản Viên

    Tản Viên

  15. Sông Đà
    Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).

    Sông Đà

    Sông Đà

  16. Tu Vũ
    Tên một làng nay thuộc xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nằm trên đường từ Hòa Bình đi Phú Thọ.
  17. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  18. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  19. Mỹ Đà
    Cũng gọi là làng Mỹ hay kẻ Mỹ, một làng thuộc xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xã này nay là một phường trực thuộc thành phố Thanh Hóa.
  20. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  21. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  22. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  23. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  24. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  25. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Trăng quầng
    Hiện tượng một quầng sáng có dạng một vành tròn bao quanh mặt trăng (xem hình dưới). Trăng quầng thường xuất hiện khi trời trong, mây nhẹ và bay cao (mây tích). Ánh sáng của mặt trăng sẽ bị lệch đi một góc cố định khi đi qua những tinh thể băng (nước đá) chứa đầy trong những đám mây này và tạo thành quầng của trăng. Vì trăng quầng chỉ xuất hiện khi trời trong, mây bay cao và không mang mưa nên ông bà ta coi đây là dấu hiệu báo trời hạn (không mưa).

    Trăng quầng.

    Trăng quầng

  27. Trăng tán
    Hiện tượng một vầng sáng hình tròn giống như cái tán bao quanh mặt trăng (xem hình dưới). Trăng tán thường xuất hiện khi bầu trời có nhiều mây thấp mang mưa cũng như khi trong không khí chứa nhiều hơi nước. Tán sáng chúng ta nhìn thấy là do ánh sáng từ mặt trăng bị nhiễu xạ bởi những hạt nước nhỏ li ti trên bầu trời mà tạo thành. Chính vì vậy mà ông bà ta coi trăng tán như là một dấu hiệu báo trời sắp mưa.

    Trăng tán

    Trăng tán