Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  2. Xe chỉ
    Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...

    Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.

  3. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  4. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  5. Trời tang
    Trời u ám.
  6. Lương tâm
    Phần tốt đẹp trong nội tâm, giúp mỗi người tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của chính mình về mặt đạo đức.
  7. Ác thú
    Thú dữ.
  8. Dã cầm
    Chim sống ở rừng hay nơi hoang dã.
  9. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Đài bi
    Hay đại bi, còn có tên khác là từ bi xanh, đại ngải, bơ nạt, phặc phả (Tày), co nát (Thái), là loại cây nhỏ, toàn thân và quả có lông mềm và tinh dầu thơm. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Cây đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh ngoài da.

    Hoa đài bi

    Hoa đài bi

  11. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  13. Lúc thì không có (lồn ra), lúc thì quá nhiều, thừa mứa (ba váy), hoặc lúc thì cẩu thả, lúc thì quá cẩn thận.
  14. Bủa
    Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
  15. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  16. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  17. Thợ khảm
    Người làm nghề chạm khảm các đồ thủ công mĩ nghệ bằng gỗ. Thợ khảm còn gọi là thợ khay. Phố Hàng Khay ở Hà Nội còn có tên là phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) do người Pháp đặt.

    Thợ khảm Hà Nội xưa

    Thợ khảm Hà Nội xưa

  18. Những động tác của việc chạm khảm gỗ.
  19. Có bản chép: không cơm.
  20. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  21. Căng cọc giăng nài
    Một trong những lối hình phạt ngày xưa, dùng dây căng tay chân phạm nhân và buộc vào các cây cọc (nọc) đóng sâu xuống đất trước khi đánh đập tra khảo.