Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  2. Thẹo
    Sẹo (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Bông
    Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
  4. Cừ
    Cọc bằng gỗ được đóng xuống để củng cố đất, dùng trong các công trình xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn (nhà cửa gần sông rạch, đê điều chắn sóng...).
  5. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  6. Chèm nhèm
    Tràn lan ra, không gọn ghẽ (phương ngữ).
  7. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Răng nỏ
    Sao không (phương ngữ miền Trung).
  9. Điểu
    Con chim (từ Hán Việt).
  10. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  11. Xa Lang
    Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

    Nghề mộc ở Xa Lang

    Nghề mộc ở Xa Lang

  12. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  13. Chàng
    Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).

    Dùng chàng

    Dùng chàng

  14. Có bản chép: gãi tai.
  15. Thậm eo
    Rất nghèo, rất khó khăn (thậm: rất, quá; eo: chật hẹp, hiểm nghèo).
  16. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  17. Giâm
    Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
  18. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  19. Ấm
    Ân đức của cha ông để lại cho con cháu. Như tập ấm, nghĩa là nhân chức quan của ông cha mà con cháu được làm học trò ở Quốc tử giám rồi ra làm quan, những người như thế được gọi là ấm sinh.
  20. Đoái
    Nghĩ tới, nhớ tới.
  21. Từ nghiêm
    Từ mẫu (mẹ hiền) và nghiêm phụ (cha oai nghiêm), chỉ chung cha mẹ (từ Hán Việt).
  22. Thới Khánh
    Địa danh trước đây là một thôn thuộc huyện Vĩnh Trị, một huyện thuộc phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, do vua Minh Mạng lập ra năm 1832.
  23. Mỹ An
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
  24. Yểng
    Thường gọi là nhồng, một loại chim thuộc họ sáo, có lông màu đen xanh biếc, mỏ màu vàng đỏ, đầu có lông sọc vàng, ăn các loại côn trùng và trái cây. Yểng có thể bắt chước tiếng người nên thường được nuôi làm cảnh.

    Yểng

    Yểng

  25. Chà
    Bẫy thú làm từ cành cây gai.