Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  2. Bến Phó Thừa
    Tên một bến đò trên sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam.
  3. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  4. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  5. Đầu thai
    Một khái niệm trong được tìm thấy trong các triết lý tôn giáo lớn của Ấn Độ, bao gồm Yoga, Phật giáo, đạo Jain và một số tôn giáo khác. Đó là niềm tin về việc con người có nhiều kiếp sống. Sau khi chết, mỗi người tùy theo các điều kiện riêng của mình sẽ tái sinh trong một kiếp mới, mang một thân phận mới. Thân phận này có thể là người, cũng có thể là những sinh linh khác như con vật hoặc cái dạng tồn tại khác.
  6. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  7. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  8. Vồng
    Phần đất được dùng cuốc vun lên cao hơn mặt đất để trồng rau, củ, tương tự nhưng cao hơn líp.
  9. Nậy
    Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  10. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  11. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
  12. Gió chướng
    Một loại gió ở miền Nam, thổi ngược hướng sông Tiền, sông Hậu nên gọi là gió chướng. Gió thường thổi vào buổi chiều, trong khoảng thời gian bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.
  13. Sông Mã
    Tên một con sông lớn bắt nguồn từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhưng chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Sông còn có các tên gọi khác như sông Cả, sông Mạ (Mẹ), Lỗi Giang.

    Cầu Hàm Rồng bắt ngang qua sông Mã

    Cầu Hàm Rồng bắt ngang qua sông Mã

  14. Hốt
    Vật cầm tay của vua quan ngày xưa khi ra chầu, dạng thẻ mỏng và dài, có việc gì định nói thì viết lên. Hốt của vua thường làm bằng ngọc (ngọc khuê), hốt của quan đại phu thường làm bằng ngà hay xương cá, hốt của quan bậc thấp hoặc kẻ sĩ thì thường làm bằng gỗ hoặc tre, trúc.

    Quan cầm hốt

    Quan cầm hốt

  15. Phan Bá Vành
    Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.
  16. Bãi Bổn
    Một khu vực biển thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời nay là tên một ấp thuộc xã Hàm Ninh.
  17. Hàm Ninh
    Tên một làng chài nằm trên bờ biển phía Ðông đảo Phú Quốc, nay là một xã thuộc huyện đảo này, đồng thời là một điểm đến du lịch có tiếng.

    Làng chài Hàm Ninh

    Làng chài Hàm Ninh

  18. Cửa Cạn
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng là tên mũi đất và bãi biển ở đây.

    Bãi Cửa Cạn (ảnh Giang Sơn)

    Bãi Cửa Cạn (ảnh Giang Sơn)

  19. Rạch Tràm
    Một con sông ở đảo Phú Quốc, dài khoảng 25 km, có ba nhánh thượng nguồn hơi chếch về phía bắc, chảy xiên về hướng tây và đổ ra biển tại ấp Rạch Tràm. Hai bờ sông có một hệ sinh thái đặc biệt: một bên là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao, còn một bên lại là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Thượng nguồn lại là nơi sinh sống của dây choại, lau sậy... với màu nước đỏ đặc trưng. Đây là một trong những cảnh đẹp của đảo Phú Quốc.

    Sông Rạch Tràm, Phú Quốc

    Sông Rạch Tràm, Phú Quốc

  20. Chữ thủy 始 (trước) gồm có chữ thai 台 và chữ nữ 女. Thật ra chữ thai này không có nghĩa như trong bào thai, câu đố chỉ mượn âm.
  21. Lâm Xuyên
    Còn gọi là làng Lầm, một làng nay thuộc xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng trước có nghề dệt vải vuông, nhưng vải xấu.
  22. Cầu Tràng Tiền
    Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.

    Cầu Tràng Tiền

    Cầu Tràng Tiền

  23. Quan xưởng Tràng Tiền
    Xưởng đúc tiền do nhà Nguyễn lập ra, hoạt động trong gần suốt thế kỉ 19. Xưởng đặt ở phía đông nam hồ Hoàn Kiếm, có tên là Cục Bảo tuyền, vì là một tràng (trường, nơi sản xuất) tiền nên cũng gọi là Tràng Tiền. Tràng đúc tiền được xây dựng trên một khu đất rộng, ngày nay tương ứng với một ô đất giáp các phố Tràng Tiền (bắc), Phạm Sư Mạnh (nam), Phan Chu Trinh (đông) và Ngô Quyền (tây) gồm lò đúc tiền và kho tạm chứa. Chiếm được Hà Nội năm 1883, Pháp đã phá tràng đúc để lấy đất xây dựng khu trung tâm vào năm 1887.
  24. Bầu dục
    Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.

    Bầu dục lợn được chế biến thành món xào

    Bầu dục lợn xào

  25. Phướn
    Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.

    Phướn

    Phướn

  26. Núi Đá Bia
    Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.

    Núi Đá Bia

    Núi Đá Bia

  27. Gành Rồng
    Tên một mũi đá nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
  28. Chọc
    Trêu ghẹo (phương ngữ Nam Bộ).
  29. Thiệt tình
    Thật tình, thành thật (phương ngữ Nam Bộ).