Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  2. Diều hâu đào giếng
    Theo kinh nghiệm dân gian, diều hâu bay lượn thành vòng tròn dự báo trời sắp mưa.
  3. Lại có ý kiến cho rằng hai câu này nói về việc vua Trần Thiếu Đế (1398-1400) muốn gửi con gái của mình cho Hồ Quý Ly. Dân gian cho rằng việc này chẳng khác gì đem gà con gửi cho diều hâu.
  4. Rắn rồng
    Còn có tên là rắn hổ ngựa hoặc rắn sọc dưa. Rắn cỡ lớn, lưng có sọc, sống trên cạn, thường gặp ở đồng bằng và trung du, không độc, song rất dữ, dễ bị kích thích. Rắn rồng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm và có tập tính săn đuổi mồi (chủ yếu là chuột, thằn lằn hoặc ếch nhái).

    Rắn rồng

    Rắn rồng

  5. Rắn rồng và hổ ngựa cùng là một loài rắn, nhưng tùy theo ở trong nhà hay ngoài đồng mà được gọi bằng hai cái tên khác nhau.
  6. Trẫm
    Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
  7. Cha nhỏ đầu, con nhỏ chân cùng chỉ chữ tiểu 小 (nhỏ) ở đầu chữ Quang 光 trong tên Quang Trung và chân chữ Cảnh 景 trong tên Cảnh Thịnh, tức Nguyễn Quang Toản, con trai của Quang Trung. Năm Nhâm Tuất 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, qua được hai đời cha và con.
  8. Tản Viên
    Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
    Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.

    Tản Viên

    Tản Viên

  9. Vũng Thủy Tiên, cửa Vường
    Ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng, nay gọi là ngã ba Phương Trà.
  10. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  11. Có bản chép: Cá nục.
  12. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  13. Lơ mơ
    Trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nửa thức nửa ngủ, hoặc không có gì rõ ràng, nửa như biết, nửa như không.
  14. Măng
    Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.

    Măng tre

    Măng tre

  15. Rạch Giá
    Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
  16. “Không cạn không sâu” là con rạch, tàu chìm thì phải vá. “Rạch vá” đọc theo giọng miền Nam thành Rạch Giá.
  17. Cu cu
    Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
  18. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  19. Bánh bỏng gạo
    Cũng gọi là bánh cốm (phân biệt với cốm ở miền Bắc), một loại bánh dân dã làm từ gạo nếp nổ kết với nhau bằng đường thắng hoặc mật mía. Bánh ăn giòn, thơm, có vị ngọt nhẹ.

    Bánh bỏng gạo

    Bánh bỏng gạo

  20. Quynh
    Đồ đan bằng tre, dùng để quây và nhốt vịt ngoài đồng.
  21. Có bản chép: Hỏi thăm chú bán cót bán quynh.
  22. Bến Ván
    Còn có tên chữ Hán là Bản Tân, một bến thuyền nằm bên hữu ngạn của con sông cùng tên. Con sông thuộc địa phận huyện Núi Thành, chảy qua An Tân và đầm An Thái, tỉnh Quảng Nam, dài độ 6 km. Có tên như vậy do ngày xưa gỗ khai thác từ nguồn Hữu Ban chuyển theo đường nước về đây được xẻ thành ván cung cấp cho ngành đóng thuyền và làm đỗ gia dụng. Bến Ván nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
  23. Trì Bình
    Một thôn nay thuộc xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  24. Quán Cơm
    Tên một cái chợ nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
  25. Cây rơm
    Sau mỗi vụ lúa, nhân dân ta thường phơi khô thân lúa thành rơm, đánh thành đống cao đặt ở trước hoặc sau nhà, gọi là cây rơm. Rơm khô có thể dùng làm chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày, hoặc làm thức ăn, lót ấm cho gia súc trong mùa đông. Cây rơm càng to, cao thì vụ mùa càng bội thu.

    Cây rơm

    Cây rơm

  26. Có bản chép: lấy được.
  27. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  28. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  29. Dao phay
    Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.

    Dao phay dùng trong bếp

    Dao phay dùng trong bếp

  30. Dao bầu
    Loại dao to, mũi nhọn, phần giữa phình ra, thường dùng để chọc tiết lợn, trâu bò.

    Dao bầu

    Dao bầu

  31. Thịt nạc dao phay, thịt mỡ dao bầu
    Tùy loại thịt mà dùng loại dao thích hợp để thái.
  32. Hòn Vọng Phu
    Hai khối đá, một cao, một thấp trông giống một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa trên đỉnh núi Bà, thuộc thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

    Núi Bà ở Bình Định

    Núi Bà ở Bình Định, trên đỉnh là hòn Vọng Phu.

  33. Hòn Ông
    Một ngọn núi thuộc địa phận xã Phước Tân, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên, nằm trong khu vực hạ lưu sông Ba, ngăn chia Bình Định với Phú Yên. Ngày xưa, nơi đây, là vùng đất mênh mông, đồi núi, rừng cây rậm rạp chen lẫn những thảm cỏ xanh rờn trên thảo nguyên.
  34. Dức
    Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
  35. Ngầy
    Phiền nhiễu, bực mình.
  36. Đông liễu tây đào
    Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.