Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lí trưởng
    Tên một chức quan đứng đầu làng (: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
  2. Tuần đinh
    Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
  3. Tam huyền
    Một loại đàn ba dây của Trung Quốc (tam huyền nghĩa là ba dây), có cần đàn dài, không ngăn phím. Thân đàn có hình chữ nhật được làm hơi tròn, phần trên bọc da rắn. Theo truyền thống, đàn tam huyền được chơi bằng một miếng gảy cứng và mỏng, làm bằng sừng thú, nhưng ngày ngay phần lớn người chơi đều sử dụng miếng gảy bằng chất dẻo hoặc gảy bằng móng tay.

    Đàn tam huyền

    Đàn tam huyền

  4. Cầu Quan
    Địa danh nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Tại đây vào thời nhà Lê có họp chợ trên bờ sông, và hàng năm đến đầu mùa xuân thì có tục bơi thuyền rồng.
  5. Thuyền rồng
    Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.

    Mô hình thuyền rồng triều Nguyễn

    Mô hình thuyền rồng triều Nguyễn

    Đua thuyền rồng trên sông Hàn, Đà Nẵng

    Đua thuyền rồng trên sông Hàn, Đà Nẵng

  6. Mũ ni
    Mũ có diềm che kín hai mang tai và sau gáy, sư tăng và các cụ già miền Bắc thường hay đội.

    Đội mũ ni

    Đội mũ ni

  7. Trống bồng
    Một loại trống cổ có làm bằng gỗ, thắt eo ở giữa, một mặt được bịt bằng da trăn, xung quanh tang trống có một hệ thống dây chằng bằng mây, có tác dụng làm căng hoặc chùng mặt trống. Khi diễn tấu nhạc công dùng hai tay vỗ vào mặt trống phát ra hai âm thanh, một cao, một trầm. Âm thanh trống bồng đục, ít vang.

    Trống bồng thường dùng trong dàn Đại nhạc, trong sân khấu tuồng, chèo, hoặc trong các đám rước, lễ hội. Người đánh trống bồng thường có kết hợp múa.

    Trống bồng

    Trống bồng

  8. Lập nghiêm
    Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
  9. Chiêng
    Nhạc cụ bằng đồng thau, hình tròn, giữa có thể có hoặc không có núm nổi lên. Người ta đánh chiêng bằng dùi gỗ có quấn vải mềm, hoặc bằng tay. Cồng, chiêng là các nhạc cụ đặc trưng cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

    Đánh chiêng

    Đánh chiêng

  10. Có bản chép: tơ hồng.
  11. Thổ Công
    Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.

    Một hình ảnh về Thổ Công

    Một hình ảnh về Thổ Công

  12. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  13. Cầu ván
    Cầu được lát bằng những tấm ván nằm ngang. Đây là một loại cầu rất thường gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, cùng với cầu khỉ, cầu dừa và cầu tre.

    Cầu ván

    Cầu ván

  14. Cầu khỉ
    Loại cầu đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Cầu rất đơn sơ, thường làm bằng thân tre (gọi là cầu tre), thân dừa (cầu dừa) hoặc cây gỗ tạp, bắt ngang qua kênh rạch. Cầu khỉ có thể có hoặc không có tay vịn, nhưng đều chỉ cho một người đi. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ. Một ý kiến khác lại cho rằng chính dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành là nguồn gốc của cái tên này.

    Cầu tre

    Cầu tre

  15. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Đàn cò
    Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị

  17. Ngũ cung
    Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
  18. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  19. Thanh trà
    Một loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả thanh trà có vị ngọt hoặc chua tùy theo loại, nhưng đều có hột to, vỏ màu vàng ruộm, mùi thơm thanh thanh như xoài. Cần phân biệt thanh trà Nam Bộ với thanh trà xứ Huế.

    Thanh trà miền Nam

    Thanh trà miền Nam

  20. Cá măng
    Còn gọi là cá măng sữa, cá măng biển, cá chua, một loài cá có nhiều ở phía đông vịnh Bắc Bộ và vùng biển Trung Bộ. Cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt. Cá măng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh cá măng chua, cá măng nấu lá giang, chả cá, v.v.

    Cá măng

    Cá măng

  21. Cá mè.
  22. Gà tây
    Còn gọi là gà lôi, một loại gà lớn có nguồn gốc châu Mỹ, có lông đen hoặc lốm đốm hoặc trắng, thịt thơm ngon, giàu protein.

    Gà tây

    Gà tây

  23. Cần Thơ
    Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.

    Cầu Cần Thơ

    Cầu Cần Thơ

  24. Bình dân học vụ
    Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang

    Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.

    Bình dân học vụ

    Bình dân học vụ

  25. Tóc hai vòng
    Phụ nữ Nam Bộ khi vấn tóc thường vấn một vòng nếu tóc ngắn và ít, tóc dài thì vấn hai vòng rồi mới nhét mối, giúp mái tóc nhìn to dày và đẹp, ít bung mối.
  26. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  27. Duyên số
    Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.