Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ông từ
    Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.
  2. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  3. Tơ vương
    Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
  4. Sắc nước hương trời
    Chỉ người phụ nữ đẹp.
  5. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  6. Vông nem
    Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…

    Hoa và lá vông nem

    Hoa và lá vông nem

  7. Tông cán
    Cán của con dao tông, một loại dao to và dài chuyên dùng để pha (chẻ) lạt nứa.
  8. Lồn lá vông, buồi tông cán
    Sự tương xứng về kích cỡ (lớn) của bộ phận sinh dục nam và nữ.
  9. Cửu bệ
    Chín bệ, ý nói ngôi vua.
  10. Cùng đinh
    Người đàn ông thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn.
  11. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  12. Sông Đà
    Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).

    Sông Đà

    Sông Đà

  13. Sông Thao
    Tên gọi của sông Hồng, đoạn từ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến "ngã ba sông" ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô và sông Đà đổ vào sông Hồng. Sông Thao gắn liền với những chiến công oai hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
  14. Ba Vì
    Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.

    Ba Vì được xem là dãy núi tổ của dân tộc ta.

    Ba Vì

    Ba Vì

  15. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  16. Xã Đoài
    Tên Nôm của xã Nghi Diên, hay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An . Tại đây có giống cam gọi là cam Xã Đoài, nổi tiếng thơm ngọt.

    Cam Xã Đoài chín mọng (Ảnh: Hồ Văn)

    Cam Xã Đoài chín mọng (Ảnh: Hồ Văn)

  17. Ngài
    Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Chợ Rộ
    Tên một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chợ nổi tiếng bán nhiều giống khoai từ các nơi trong huyện như khoai La Mạc, khoai chợ Cồn, khoai Cát Ngạn, khoai Bãi Trận..., gọi chung là khoai chợ Rộ.
  19. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  20. Kẻ chợ
    Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  21. Peugeot
    Đọc là pơ-giô, cũng gọi là , một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).

    Một chiếc xe đạp Peugeot

    Một chiếc xe đạp Peugeot

  22. Cub
    Tên một dòng xe máy của hãng Honda, có mặt ở nước ta từ khoảng 40 năm về trước. Trong thời kì bao cấp, sở hữu một chiếc Honda Cub cũng giống như có một chiếc xe hơi bây giờ. Hiện nay nhiều người vẫn chơi Honda Cub như một thú vui hoài cổ.

    Honda Cup 81 “kim vàng giọt lệ”

    Honda Cup 81 “kim vàng giọt lệ”

  23. Cóc
    Tiếng lóng thời bao cấp ở miền Bắc, chỉ bố mẹ hoặc ông bà già.
  24. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  25. Gụ lau
    Gọi tắt là gụ, cũng gọi là gõ dầu hoặc gõ sương, một loại cây gỗ thân lớn mọc rải rác trong các khu rừng nhiệt đới. Gỗ gụ là một loại gỗ quý, có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè.