Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khăn vuông mỏ quạ
    Khăn hình vuông, được chít khéo léo thành hình nhọn như chiếc mỏ quạ trước trán. Áo tứ thân, yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao là những trang phục truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc xưa.

    Phụ nữ miền Bắc trong trang phục truyền thống áo tứ thân, yếm đào, khăn mỏ quạ, nón quai thao

    Phụ nữ miền Bắc trong trang phục truyền thống áo tứ thân, yếm đào, khăn mỏ quạ, nón quai thao

  2. Bìm bịp
    Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.

    Một con bìm bịp

    Một con bìm bịp

  3. Nước lớn
    Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
  4. Có bản chép: mỏi tay.
  5. Chèo lan
    Mái chèo làm từ gỗ cây lan (mộc lan, một loại gỗ quý, có mùi thơm), nhiều người cũng gọi là "chèo loan".
  6. Gan vàng dạ sắt
    Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
  7. Tấn dị thối nan
    Tiến thì dễ, lùi thì khó (chữ Hán).
  8. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  9. Quạnh
    Quạnh quẽ, vắng vẻ.
  10. Phạm Pháo
    Địa danh nay thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
  11. Phương Đê
    Một xã thuộc tổng Quần Anh (sau đổi thành Quần Phương), nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
  12. Nha
    Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
  13. Nói lái lại thành "thằng Tây."
  14. Đoàn Chí Tuân
    Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
  15. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi

  16. Nếp
    Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Xôi nếp

    Xôi nếp

  17. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  18. Vạn thọ vô cương
    Thọ vạn năm chẳng cùng. Đây là lời chúc thọ.
  19. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  21. Cồn Tiên
    Địa danh nay thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những mặt trận ác liệt trong chiến tranh Việt Nam.
  22. Trộ
    Trận (phương ngữ).
  23. Bồ câu
    Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.

    Chim bồ câu

    Chim bồ câu

  24. Liu điu
    Cũng gọi là thìu điu, một loài bò sát có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân.

    Con liu điu

    Con liu điu

  25. Phụng Nghĩa
    Xưa có tên là Phụng Thiên, một làng nay thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
  26. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  27. Bảng rồng
    Bảng ghi tên những người trúng tuyển học vị cử nhân trong chế độ thi cử thời phong kiến. Gọi như vậy vì chung quanh bảng có vẽ rồng.