Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Núi Vồng
    Tên một ngọn núi cao nằm ở phía Bắc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay.
  2. Quyển Sơn
    Một làng nay thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Làng tựa lưng vào một dãy núi lớn, có nhiều phong cảnh đẹp. Hằng năm vào tháng giêng, tháng hai, làng tổ chức lễ hội hát giặm (dậm) và bơi chải.

    Tương truyền khi Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt giặc phương Nam vào năm 1069, đoàn chiến thuyền đi theo sông Đáy, qua trại Canh Dịch thì gặp một trận gió lớn, phải nép vào chân núi để tránh gió. Trận cuồng phong này đã bẻ gãy cột buồm và cuốn luôn lá cờ đại lên đỉnh núi. Thấy điều lạ, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ dừng lại dưới chân núi rồi cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu mong chiến thắng. Ông đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ông đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (núi Cuốn) và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn.

  3. Chợ Dầu
    Tên một cái chợ thuộc xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trước đây còn được gọi là chợ Trầu. Tượng Lĩnh được coi là nơi phát tích chuyện cổ tích Trầu Cau.
  4. Bồ Nâu
    Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
  5. Có bản chép: Cứng cổ.
  6. Đanh Xá
    Tên một làng nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, gần sông Đáy. Làng Đanh Xá trước làm gốm, và nổi tiếng có chùa Bà Đanh.

    Chùa Bà Đanh

    Chùa Bà Đanh

  7. Cơ cầu
    Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
  8. Bầu dục
    Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.

    Bầu dục lợn được chế biến thành món xào

    Bầu dục lợn xào

  9. Của ngon không đến lượt những người dân thường (ngày xưa trong những ngày lễ, người ta được xếp ngồi theo thứ bậc), cũng như cám nhỏ (cám mịn) chỉ dành cho lợn con, còn lợn xề phải ăn cám xấu.
  10. Giác
    Trích máu ra.
  11. Chực như chó chực máu giác
    Máu giác trích ra rất ít. Ý nói: Chầu chực chẳng ăn thua gì.
  12. Bô Bô
    Tên một nữ thần trong văn hóa dân gian Quảng Nam. Tương truyền, Bô Bô là nữ tướng Chiêm Thành, chỉ huy trận đánh giữa quân Chiêm và đạo quân của vua Lê Thánh Tông. Thua trận, bà dẫn quân rút về định cố thủ ở kinh đô Mỹ Sơn, nhưng đến làng Thu Bồn (nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) thì voi ngã, bà bị giết chết. Hiện nay vẫn còn đền thờ bà ở đây.
  13. Phường Chào
    Tên một nữ thần trong dân gian Quảng Nam. Theo thần phả biên soạn năm Khải Định thứ 4 (1919) thì bà tên là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 25 tháng 2 năm Cảnh Thịnh bát niên (1800) tại làng Phường Chào (thuộc châu Phiếm Ái), nay thuộc thôn Mỹ Phiếm, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam. Ở trần gian được 17 năm, ngày 19 tháng 11 năm Gia Long thứ 16 (1817), bà hiển linh tại đất Phường Chào và được vua sắc phong làm thần, được nhân dân lập miếu thờ.
  14. Lý Lệ Hoa
    Tên nữ diễn viên Trung Quốc, nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 qua các bộ phim Hồng Công.

    Lý Lệ Hoa

    Lý Lệ Hoa

  15. Bata
    Một hiệu giày của Tiệp Khắc, nổi tiếng với mẫu giày vải rất phổ biến ở nước ta ngày trước, đến nỗi người ta gọi tất cả các loại giày vải là giày bata.

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

  16. Vespa
    Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  17. Catinat
    Đọc là ca-ti-na, tên một con đường ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, sau 1954 đổi thành đường Tự Do, từ 1975 tới nay là đường Đồng Khởi, thuộc quận 1.

    Đường Catinat xưa

    Đường Catinat xưa

  18. Ba Lai
    Tên một con sông ở tỉnh Bến Tre, dài khoảng 55 km, chảy qua huyện Châu Thành, và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại với Giồng TrômBa Tri.
  19. Phù sa
    (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.

    Dòng nước chứa phù sa

    Dòng nước chứa phù sa

  20. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  21. Bối
    Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
  22. Tơ vương
    Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
  23. Cải ngồng
    Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.

    Cải ngồng luộc, chẹp chẹp

    Cải ngồng luộc

  24. Vô doan
    Vô duyên (do cách phát âm của người Nam Bộ).
  25. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  26. Câu thành ngữ này là kinh nghiệm gieo trồng của nhân dân ta. Theo đó, trồng khoai trên ruộng mới (ruộng trước đó trồng giống cây khác) thì khoai sẽ tốt hơn. Ngược lại, khi gieo mạ nên gieo trên thửa ruộng mùa trước đã trồng lúa (ruộng quen).
  27. Có nơi hát: Rô Bô.
  28. Đây là một bài hát rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước đây, có nguồn gốc là bài dân ca Auld Lang Syne của Scotland. Lúc điệu nhạc này bắt đầu xuất hiện ở nước ta thì các rạp đang chiếu phim Tarzan, Zoro, Fantômas... từ đó trẻ em nhái lại thành bài này.
  29. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  30. Vận
    Sự may rủi lớn xảy ra trong đời một con người, vốn đã được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo (chữ Hán).
  31. Câu ca dao được cho là nói về Trần Khánh Dư. Ông nguyên con nhà dòng dõi, có công đánh giặc được phong tước Nhân Huệ Vương, lại được Thượng hoàng Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Sau vì phạm trọng tội với gia đình Trần Hưng Đạo nên phải cách hết chức tước, tịch thu gia sản, ông lui về quê nhà ở Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương) làm nghề bán than. Sau ông được Trần Nhân Tông phục chức, góp công rất lớn trong cuộc chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba.
  32. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  33. Còng
    Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng

  34. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  35. Rùng
    Loại lưới đánh bắt cá có cấu tạo dạng tường lưới, chiều cao tường lưới phải lớn hơn độ sâu nước, sao cho giềng chì luôn sát đáy và giềng phao luôn nổi trên mặt nước. Lưới bao vây một vùng nước và kéo lưới lên bờ hoặc lên thuyền để thu cá.

    Kéo lưới rùng

    Kéo lưới rùng