Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hậu Lộc
    Tên một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh...
  2. Phú Điền
    Tên một làng nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đền Bà Triệu, được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 để tưởng nhớ công ơn nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Ngô.

    Đền thờ bà Triệu ở Phú Điền

    Đền thờ bà Triệu ở Phú Điền

  3. Bà Triệu
    Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:

    Hoành qua đương hổ dị
    Đối diện Bà vương nan

    (Vung giáo chống cọp dễ
    Giáp mặt vua Bà khó)

    Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.

    Bà Triệu (tranh Đông Hồ)

    Bà Triệu (tranh Đông Hồ)

  4. Bài đồng dao này thường được các em nhỏ miền Bắc trước đây đọc khi “nói chuyện điện thoại” với nhau bằng ống bơ. “Đồng bào chú ý” là câu mở đầu cho thông báo có máy bay Mỹ của phát thanh viên Nguyễn Thị Thìn vào những năm 1970: “Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 ki-lô-mét. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn...”
  5. Tráng mì Quảng
    Một công đoạn trong quá trình làm mì Quảng. Nồi tráng mì là một nồi nước sôi, miệng căng một lớp vải. Người làm mì quét một lớp dầu mỏng trên lớp vải nồi, sau đó múc dung dịch bột mì đổ lên, dàn đều, và đậy vung lại để hơi nước làm cho mì chín (tạo thành "lá mì").

    Tráng mì Quảng

    Tráng mì Quảng

  6. Khoảng đất cạnh bờ sông, thường để trồng nông sản hoặc dâu tằm.
  7. Cá mát
    Một loại cá nước ngọt, mình có từ ba đến sáu chấm đen, vây màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát.

    Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.

    Cá mát

    Cá mát

  8. Sông Giăng
    Tên một con sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Sông bắt nguồn từ chân núi Pu-loong (núi Rồng) cao gần 1.300m, chảy qua các vùng đồi Hạnh Lâm, Cao Điền, La Mạc... trước khi nhập vào sông Lam. Thượng nguồn sông Giăng là nơi tộc người Đan Lai sinh sống như một “bộ lạc” biệt lập với thế giới bên ngoài. Sông Giăng có đặc sản là cá mát, cũng là đặc sản của cả tỉnh Nghệ An.

    Sông Giăng

    Sông Giăng

  9. Kẻ Quạ
    Tên một cánh đồng ở trung du Tây Bắc Nghệ An, nổi tiếng với món đặc sản là cơm lam.
  10. Chợ Cồn
    Tên một cái chợ nằm ở tả ngạn sông Cả, nay thuộc xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
  11. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  12. Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi
    Câu ca dao này nhắc đến đến bốn danh nhân nổi tiếng của đất Đồng Nai thời xưa, nhân dân ca tụng và gọi họ là bốn con rồng. Trong đó:

    Nghĩa: Có thể là Bùi Hữu Nghĩa, nhà thơ và nhà soạn tuồng ở đất Nam bộ, từng làm quan dưới triều nhà Nguyễn ngày trước. Năm 1835, ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi Hương ở Gia Định và từ đó được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Bùi Hữu Nghĩa là một người liêm chính nên không được lòng quan trên, cũng bởi vì điều này mà đường công danh của ông gặp khá nhiều bất trắc. Ông là một người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng, khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai là không biết đến tài năng của Bùi Hữu Nghĩa. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.
    Trong một ý kiến khác, học giả Vương Hồng Sển cho rằng Nghĩa ở đây có thể là Trịnh Hoài Nghĩa, hậu duệ của Trịnh Hoài Đức, là một thầy dạy chữ Nho và rất giỏi về thi phú. Ông có để lại một vế đối mà chưa có ai đối được: "Hạng Võ khóc Ngu Cơ, ngơ cu Hạng Võ".

    Sang: Cũng theo học giả Vương Hồng Sển, Sang có thể là Phụng Hoàng San, một soạn giả cổ nhạc nổi tiếng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả của tập "Bản đờn tranh & bài ca", gồm bản đờn của 11 điệu và lời của 24 bài hát.

    Lộc Lễ: Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào giải đáp về thân thế của hai người này.

  13. Nồi Rang
    Tên một cái chợ cổ, nay thuộc thôn 3, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

    Chợ Nồi Rang

    Chợ Nồi Rang

  14. Ba hoa
    Tiếng đánh kiệu (một cách đánh bài lá), mỗi thứ ba quân. Nghĩa bóng là nói bâng quơ, có ý khoe khoang, khoác lác.
  15. Chích chòe
    Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.

    Chích chòe lửa

    Chích chòe lửa

  16. Tỉnh Hà Nội
    Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.

    Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.

  17. Hải Phòng
    Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê HoànNgô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

    Một góc Hải Phòng

    Một góc Hải Phòng

  18. Sông Hồng
    Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.

    Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

  19. Mưa bụi
    Mưa hạt nhỏ li ti như hạt bụi.
  20. Ngọc Hà
    Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Làng hoa Ngọc Hà

    Làng hoa Ngọc Hà

  21. Mưa mòi
    Mưa hạt nhỏ, có vào tháng 6, tháng 7, vào buổi sáng, thường báo hiệu một ngày nắng. Mưa mòi chủ yếu xảy ra ở đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Ca dao có câu "Sáng mưa mòi, trưa nắng lòi mắt ra", dân đánh cá dựa vào kinh nghiệm này để đoán thời tiết đi đánh cá mòi (giống cá biển hằng năm vào đẻ ở vùng nước ngọt), do đó có tên gọi "mưa mòi".
  22. Mưa ngâu
    Tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong dân gian có câu thành ngữ Vào mùng 3, ra mùng 7, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích. Tên mưa gắn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ.
  23. Mía mưng
    Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
  24. Có bản chép: anh đừng ghé chơi.
  25. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
  26. Trếu tráo
    Nói trếu, nói giễu cợt.
  27. Xu xoa
    Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.

    Xu xoa

    Xu xoa

  28. Mồng đốc
    Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
  29. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  30. Phú Đa
    Tên thị trấn thuộc huyện Hòa Vang, Thừa Thiên-Huế.
  31. Lang vân
    Lang chạ, trắc nết.