Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gà rằn
    Giống gà nhỏ con, lông có nhiều vệt xám rằn ri.

    Gà rằn

    Gà rằn

  2. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  3. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Dưỡng dục
    Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
  5. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  6. Phòng không
    Buồng trống không có ai, ý nói ở vậy, không lấy vợ hay chồng.
  7. Đi giã
    Đi câu (từ cũ).
  8. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  9. Sắm sanh
    Sắm sửa, chuẩn bị (từ cũ).
  10. Chơi hụi
    Còn gọi là chơi biêu hoặc chơi huê tùy địa phương, một hình thức huy động vốn trong dân gian. Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ gọi là chủ hụi và mời các thành viên khác cùng chơi gọi là con hụi. Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (hoặc tài sản) của con hụi. Sau mỗi kì hạn (thường là một tháng), một thành viên được lấy hết số tiền đó, gọi là hốt hụi. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã hốt hụi. Khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi.
  11. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  12. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  13. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  14. Chum
    Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.

    Chum

    Chum

  15. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  16. Tứ linh
    Bốn loài vật thiêng trong văn hóa của nhiều nước phương Đông chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, gồm long (rồng), lân (kì lân, cũng gọi là ly), quy (rùa) và phụng (chim phượng).

    Tứ linh (tranh Đông Hồ)

    Tứ linh (tranh Đông Hồ)

  17. Lầu tây
    Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
  18. Ngộ
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  19. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
  20. Khăng khắng
    Như khăng khăng (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  22. Sen
    Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.

    Hoa sen trắng

    Hoa sen trắng

  23. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  24. Cao Biền
    Một viên tướng của nhà Đường (Trung Hoa), giữ chức Tiết độ sứ, cai quản Giao Châu (tên gọi của nước ta khi ấy) từ năm 866 đến năm 875. Theo Cựu Đường thư, Cao Biền liệt truyện thì Cao Biền thuộc dòng dõi thế gia, từ bé đã giỏi văn chương, lại có tài võ nghệ. Trong văn hóa Việt Nam có nhiều huyền thoại về nhân vật này như Cao Biền giỏi địa lí, thuật số, thường cưỡi diều bay đi yểm những chỗ có long mạch, hay chuyện Cao Biền rải đậu thành binh...
  25. Đầm Môn
    Tên một thôn nay thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Theo truyền thuyết địa phương, Cao Biền cưỡi diều giấy đi yểm long mạch nước Nam, đến Phú Yên thì bị dân chúng bắn rơi xuống đất. Y định lội bộ về nước, nhưng tuổi cao sức yếu, chết tại đây.
  26. Bể Sở, sông Ngô
    Ở khắp mọi nơi (Sở và Ngô là hai nước thời Xuân Thu, Trung Quốc).

    Một tay gây dựng cơ đồ,
    Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành

    (Truyện Kiều)

  27. Cơm tấm
    Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.

    Cơm tấm

    Cơm tấm

  28. Xửng mưa
    Bớt mưa, sắp tạnh mưa (phương ngữ Nam Trung Bộ).
  29. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  30. Chém tre chẳng dè đầu mặt
    Đầu mặt (mắt tre) rất rắn. Chém tre mà chém vào đầu mặt thì lâu mới được và có khi mẻ dao. Câu này ý nói: Không kiêng nể kẻ quyền thế có khi gây hại cho công việc.
  31. Lang
    Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
  32. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  33. Ướt mem
    Ướt mèm, ướt đẫm (phương ngữ Nam Bộ).