Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  2. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  3. Kiềng đèn
    Vòng sắt có ba chân dùng làm chân đèn dầu ngày xưa.
  4. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  5. Tim
    Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  6. Bài ca dao này có sự chơi chữ: Dùi đụcchàng đều là đồ nghề của thợ mộc, còn kiềng đèn, thiếp (hay thếp: đĩa đựng dầu đèn), dầu, tim đều liên quan đến đèn.
  7. Tiến thoái lưỡng nan
    Tới lùi đều gặp khó khăn (thành ngữ Hán Việt). Ở Nam Bộ, thành ngữ này cũng được phát âm thành Tấn thối lưỡng nan.
  8. Tiết khí
    Gọi tắt là tiết, một khái niệm về thiên văn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°, khoảng cách kề nhau giữa hai tiết khí là 14-16 ngày. Tiết khí có mối liên quan gần gũi với các yếu tố khí hậu, thời tiết ở các nước nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, tiết còn chỉ một khoảng thời gian, thời cuộc.

    Tiết khí

    Tiết khí

  9. Lộn chồng
    Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
  10. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  11. Phỉnh phờ
    Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
  12. Lũy
    Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

  13. Thiên hương
    Hương trời. Chỉ vẻ mặn mà của người đàn bà đẹp. Cành thiên hương (cành hoa thơm của trời) cũng được dùng để chỉ người đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  14. Quốc sắc
    Sắc đẹp nhất nước (từ Hán Việt).

    Người quốc sắc, kẻ thiên tài
    Tình trong như đã, mặt ngoài còn e

    (Truyện Kiều)

  15. Sú ba dăng
    Phiên âm từ tiếng Pháp surveillant (người giám sát).
  16. Ba toong
    Gậy chống, thường cong một đầu để làm tay cầm. Từ này có gốc từ tiếng Pháp bâton. Các viên chức, trí thức dưới thời Pháp thuộc thường mang theo gậy này.
  17. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  18. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  19. Mi nơ
    Từ tiếng Pháp miner (thợ mỏ).
  20. Mống
    Cầu vồng (phương ngữ).
  21. Hòn Sang
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hòn Sang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  22. Ang
    Dụng cụ để đong, đo thóc lúa, bằng gỗ, khối vuông, có nơi đan ang bằng nan tre. Dụng cụ đo gạo của người Việt rất đa dạng, tùy vùng, tùy thời và theo từng thể tích mà người ta dùng các dụng cụ khác nhau như cái giạ, cái vuông, cái yến, cái đấu, cái thưng, cái cảo, cái bơ, cái ô, cái lương, cái lon sữa bò... để đo gạo. Một ang bằng 22 lon gạo.
  23. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  24. Rắn trun
    Một loại rắn tương đối phổ biến ở nước ta, đặc biệt thường được tìm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long. Rắn trun là loài rắn lành, không độc, thân mình có khoang trắng xen kẽ khoang đen, đào hang sống dưới đất hay sống dưới các tầng rơm, lá mục. Điểm đặc biệt nhất trên thân mình rắn trun là chiếc đuôi bẹt, ngắn và nhọn, khi gặp nguy hiểm thì cong dựng lên. Chính vì đặc điểm này mà một số người cho rằng rắn trun có hai đầu, hay là đuôi rắn trun chứa nọc độc có thể gây chết người.

    Rắn trun tìm thấy ở vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

    Rắn trun tìm thấy ở vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

  25. Rắn rằn ri
    Một loài rắn nước, có nhiều loại, phổ biến nhất là rằn ri cá, rằn ri voi, rằn ri cóc, rằn ri chệch... Rằn ri thường được chế biến thành các món ăn dân dã như rắn xào dừa, rắn nướng, cháo rắn...
  26. Cồng cộc
    Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.

    Chim cồng cộc

    Chim cồng cộc

  27. Cá bầu eo
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá bầu eo, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  28. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  29. Bủng
    Vẻ ngoài nhợt nhạt, ốm yếu.
  30. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  31. Rinh
    Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  32. Đòn
    Vật thấp được đẽo bằng gỗ hoặc bằng tre, dùng để ngồi. Đòn thường thấy ở làng quê ngày trước.