Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  3. Điều
    Cũng gọi là đào lộn hột, một loại cây công nghiệp dài ngày. Quả (thật ra là cuống phình to ra) vị ngọt, nhiều nhựa, ăn được. Hạt (thật ra là quả) hình thận, chứa dầu, rang ăn giòn và bùi.

    Quả đào lộn hột

    Quả đào lộn hột

  4. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
  6. Kẻ Sen
    Một địa danh thuộc tổng Liên Phương dưới thời Minh Mạng, nay thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  7. Kẻ Hạc
    Một địa danh thuộc tổng Hàn Phúc dưới thời Minh Mạng, nay thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  8. Thiệu Yên
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thiệu Yên, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Mướp đắng
    Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  10. Đèo
    Nhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Khổ qua đèo

    Khổ qua đèo

  11. Có bản chép: Lăn tay điểm chỉ mới thiệt con mèo của em.
  12. Điểm chỉ
    In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.

    Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
    - Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!

    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

  13. Mèo
    Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
  14. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  15. Ba sanh hương lửa
    Hương bén lửa để mùi thơm bay xa và lâu suốt ba sinh, chỉ tìm cảm nồng đậm của đôi trai gái.
  16. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  17. Nỏ can chi
    Không can hệ gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Lương tâm
    Phần tốt đẹp trong nội tâm, giúp mỗi người tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của chính mình về mặt đạo đức.
  19. Ác thú
    Thú dữ.
  20. Dã cầm
    Chim sống ở rừng hay nơi hoang dã.
  21. Rượu sen
    Rượu ướp hương sen, rất quý, cách làm nay đã thất truyền. Rượu sen làng Thụy Chương ngày xưa nổi tiếng thơm ngon, được dùng để tiến vua. Tránh nhầm lẫn với loại rượu liên tử (hạt sen) đặc sản của Đồng Tháp Mười.

    Lò rượu sen Thụy Chương

    Lò rượu sen Thụy Chương

  22. Chén quỳnh
    Tức chén quỳnh tương, chỉ chén rượu ngon. Xem thêm chú thích Quỳnh tương.
  23. Sông Sở Thượng
    Một nhánh của sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
  24. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  25. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  26. Cậy
    Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
  27. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  28. Pháo đầu, xuất Tướng, Xe đâm thọc
    Một cách mở trận cờ tướng.
  29. Hát trống quân
    Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Hát trống quân

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  30. Cù lao Chàm
    Một cụm đảo thuộc Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 cây số. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông, Hòn Lá, và Hòn Khô chia làm hai: Hòn Khô Mẹ (Hòn Khô Lớn) và Hòn Khô Con (Hòn Khô Nhỏ), trong đó năm đảo lớn nhất là thuộc cụm đảo chính là Hòn Lao (đảo lớn nhất), Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ và Hòn Tai. Đảo Hòn Ông còn gọi là Hòn Nồm nằm tách biệt khỏi cụm này khoảng hai mươi cây số về hướng Đông Nam.

    Hiện nay Cù lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng.

    Phong cảnh cù lao Chàm

    Phong cảnh cù lao Chàm