Ngẫu nhiên
-
-
Nói giỡn mà chơi nói cợt mà chơi
Nói giỡn mà chơi, nói cợt mà chơi
Áo ai nấy mặc có mùi gì đâu -
Con ơi con hãy nhớ ghi
-
Cha đời con gái Bộ La
-
Mình chà chiện, miệng ve ve
-
Anh thương em thì thưong cho chắc, thương cho chặt, thương cho bền
Anh thương em thì thưong cho chắc, thương cho chặt, thương cho bền
Đừng thương lỡ dở bắt đền uổng công
Dốc lòng trồng lúa bẻ bông
Ngó ra ngoài biển thấy ông đưa đò -
Xưa kia anh bủng anh beo
Xưa kia anh bủng anh beo
Tay bưng bát thuốc, tay đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi
Thà tôi xuống giếng cho rồiDị bản
Khi anh mặt bủng da chì
Tay bưng bát thuốc, tay thì bát canh
Bây giờ anh đẹp anh xinh
Anh lấy vợ lẽ, phụ tình thiếp tôi
-
Nói toạc móng heo
Nói toạc móng heo
-
Muối dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
-
Bữa ăn có cá cùng canh
Bữa ăn có cá cùng canh
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàngDị bản
Ăn cơm có cá, có canh
Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng
-
Được kiện mười bốn quan năm
-
Cây bần soi bóng ghe nghèo
-
Sinh sau đẻ muộn
Sinh sau đẻ muộn
-
Giật gấu vá vai
Giật gấu vá vai
-
Chừng nào xe sắt bung vành
Chừng nào xe sắt bung vành
Tàu Tây lủng đáy, anh mới đành xa emDị bản
-
Đầu khom lưng khúc rồng
-
Anh qua Vàm Tấn anh đến Cù Lao
-
Từ ngày “bảo hộ” đảo lai
-
Thầy thiếp là thầy thiếp ơi
Chú thích
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Bộ La
- Một làng nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Ve
- Cũng thường được gọi là ve sầu, là loài côn trùng có hai cánh dài, mỏng, nhiều vân. Con đực kêu ve ve suốt mùa hè. Trong văn chương, xác ve hay mình ve thường được dùng để chỉ tấm thân gầy gò, khô héo.
Ruột tằm ngày một héo hon
Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve
(Truyện Kiều)
-
- Mình chà chiện, miệng ve ve
- Nhỏ người nhưng nói nhiều.
-
- Bủng beo
- Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
-
- Muối dưa
- Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
- Ở Sài Gòn trước đây (và thành phố Hồ Chí Minh trong thời bao cấp), quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 có nhiều biệt thự, quận 1 có nhiều hàng xa xỉ phẩm, còn quận 4 có nhiều băng nhóm du đãng.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Xáng
- Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.
-
- Vàm Tấn
- Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
-
- Cù Lao Dung
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Theo từng giai đoạn lịch sử, vùng đấy này từng có các tên gọi Huỳnh Dung Châu, Cù Lao Vuông, Cù Lao Duông, Cù Lao Kăk-tunh (có sách viết Koh-tun). Trong quyển Tự vị tiếng nói Miền Nam, Vương Hồng Sển giải thích: Đây là cách gọi của người Khmer, người Kinh phiên ra là Cù Lao Cồng Cộc (hoặc Cù Lao Chàng Bè), loại chim trước đây sống nhiều ở khu vực này.
-
- Bảo hộ
- Giúp đỡ và che chở. Trước đây thực dân Pháp lấy danh nghĩa bảo hộ để xâm lược nước ta và nhiều nước khác.
-
- Đáo lai
- Đến (từ Hán Việt).
-
- Thuế thân
- Cũng gọi là thuế đinh hay sưu, một loại đóng theo đầu người dưới chế độ phong kiến hoặc quân chủ. Trong lịch sử nước ta, thuế thân có từ thời nhà Lý, kéo dài đến hết thời thuộc Pháp.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Đánh đồng thiếp
- Thuật phù phép xuất hồn ra khỏi xác để xuống âm phủ tìm linh hồn người thân đã chết, theo tín ngưỡng dân gian. Người hành nghề đánh đồng thiếp gọi là thầy thiếp.