Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông
Ngẫu nhiên
-
-
Người ta có năm có mười thì tốt
Người ta có năm có mười thì tốt
Còn tôi sao có một vô duyên
Giận cá chém thớt sao nên
Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai -
Cô kia đứng ở bên sông
-
Cốc mò cò xơi
-
Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt
-
Giúp lời không ai giúp của, giúp đũa không ai giúp cơm
Giúp lời không ai giúp của
Giúp đũa không ai giúp cơm -
Thương ai ra đứng đầu non
-
Giơ tay bắt lươn lươn trườn vô cỏ
Giơ tay bắt lươn, lươn trườn vô cỏ
Giơ tay bắt quạ, quạ bỏ quạ bay
Từ ngày chàng bỏ thiếp đây
Bưng bát cơm đôi hàng lụy nhỏ, dạ buồn thay hỡi buồnDị bản
-
Bằng cái nồi rang, cả làng phơi thóc
-
Tiện đây xơi một miếng trầu
Tiện đây xơi một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào -
Đất này là đất cụ Đề
Dị bản
Đất này là đất cụ Đề,
Tây lên bỏ xác, Tây về tan xương
-
Học thầy không tày học bạn
-
Cô đầu, cô đít, cô đuôi
Dị bản
Cô đầu, cô đít, cô đuôi
Bố tôi sạt nghiệp ai nuôi cô đầu?Cô đầu, cô đít, cô đuôi
Quan viên cạn túi, ai nuôi cô đầu?
-
Ai hò tôi cũng hò qua
-
Hòn đá cheo leo
Hòn đá cheo leo
Con trâu trèo con trâu trượt
Con ngựa trèo con ngựa đổ
Anh thương em lao khổ
Tận cổ chí kim
Anh thương em khó kiếm, khôn tìm
Cây kim luồn qua sợi chỉ
Sự bất đắc dĩ phu phải lìa thê
Nên hay không nên, anh ở em về
Đừng giao, đừng kết, đừng thề mà vươngDị bản
-
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu bằng một liều thuốc bổ
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu, bằng một liều thuốc bổ
-
Cái cò là cái cò con
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Đi vào bụi rậm xem cò bắt lươn
Con cò cắp cổ con lươn
Con lươn cũng cố quấn quanh cổ cò
Hai con, cò kéo, lươn co
Con lươn tụt xuống con cò bay lênDị bản
Con cò là con cò con,
Mẹ đi xúc tép để con coi nhà.
Mẹ đi lặn lội đường xa,
Chân mẹ la đà đạp phải khúc lươn.
Ông kia có chiếc thuyền lườn,
Chở vào bụi rậm, xem lươn bắt cò.
Ông kia chống gậy lò rò,
Đi vào bụi rậm, xem cò bắt lươn.
Con cò cố níu con lươn,
Con lươn cũng cố mưu toan kéo cò.
Hai con cò kéo lươn co,
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.
-
Tụng kinh dạ tưởng rì rầm
-
Ngán cho cái kiếp con người
Ngán cho cái kiếp con người
Tài tình cho lắm để trời bắt ghen -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vú em nhu nhú chũm cau
Chú thích
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Quang Trung
- Một làng nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, có tên nôm là làng Chuông. Làng nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chợ làng cũng gọi là chợ Chuông, chuyên bán nón và các nguyên vật liệu làm nón.
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Hoàng Hoa Thám
- Còn gọi là Đề Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913), được nhân dân suy tôn là "Hùm thiêng Yên Thế." Ông sinh năm 1858 tại Tiên Lữ, Hưng Yên, tham gia chống Pháp khi mới 15 tuổi.Từ năm 1897, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Đến năm 1913, do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-2-1913, ông bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.
Đề Thám (hình trong bộ sưu tập của ông Guy Lacombe)
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Nhà trò
- Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
-
- Chánh tổng
- Gọi tắt là chánh, chức quan đứng đầu tổng. Cũng gọi là cai tổng.
-
- Tận cổ chí kim
- Từ xưa đến nay.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Phu
- Chồng (từ Hán Việt).
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Lòn
- Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.