Nào khi mô em nói với anh
Sông cạn mà tình không cạn
Vàng mòn mà nghĩa chẳng mòn
Nay chừ nước lại xa non
Đêm năm canh tơ tưởng, héo hon ruột tằm
Ngẫu nhiên
-
-
Cơ khổ cho đứa giữ trâu
Cơ khổ cho đứa giữ trâu
Ăn quán nằm cầu khóc mẹ kêu cha
Hai hàng nước mắt nhỏ sa
Cách sông trở hói biết nhà mẹ đâu?
Tinh sương thức dậy mở trâu
Nón nảy chẳng có lấy đầu che mưa
Thân tôi đi sớm về trưa
Vác cày vác bừa cho mỏi hai vai
Chúa thuê quan mốt chẳng giả quan hai
Tôi ở với ngài cho chẵn ba năm … -
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Lại đây ta kể mưa xuân nắng hè -
Ngó lên trên rừng, non cao rú rậm
-
Chồng tới thì vợ phải lùi
Chồng tới thì vợ phải lùi
Chồng tới vợ tới thì dùi vào lưngDị bản
Chồng tiến thì vợ phải lùi
Chồng tiến vợ tiến hỡi ôi còn gì?
-
Anh đi đóng đáy hàng khơi
-
Áo rách vai vá hoài vá hủy
-
Chè hâm lại, gái đò đưa
-
Dẻo như kẹo kéo
-
Tròn tròn như cục cứt voi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thuyền em bán mấy anh mua cho
-
Em còn ruột héo gan phiền
-
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Quăng đá đá nổi, quăng bông bông chìm. -
Vay chín thì phải trả mười
Vay chín thì phải trả mười
Phòng khi túng lỡ có người cho vay -
Em như hoa gạo trên cây
Em như hoa gạo trên cây
Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ mayDị bản
Thân em như hoa gạo trên cây
Chúng anh như đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may
-
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy ba ông bụt cởi trần nấu cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì ứ hự, nồi cơm không cònDị bản
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần
-
Vui chung từ thuở hàn vi
Vui chung từ buổi hàn vi
Sầu riêng từ buổi em đi lấy chồng
Vui chung từ buổi mẹ bồng
Sầu riêng từ buổi lấy chồng đến nay -
Uổng tiền mua giống mía sâu
Uổng tiền mua giống mía sâu
Để dành đi cưới con dâu mà nhờ -
Chim trời ai dễ đếm lông
Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con, ai dễ kể công tháng ngày. -
Không chồng, son phấn qua loa
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cơ khổ
- Cơ (chữ Hán 飢) nghĩa là đói. Cơ khổ nghĩa là đói khổ, thường được dùng để than vãn.
-
- Hói
- Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Giả
- Trả (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Kim giao
- Tình nghĩa (vợ chồng, lứa đôi hoặc bè bạn) khắng khít, bền chặt.
-
- Đáy
- Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Kẹo kéo
- Một loại kẹo làm từ mật mía hoặc đường, trong có nhân đậu phộng. Kẹo kéo dẻo, được cuộn lại thành kẹo to và dài như cánh tay, bọc vải sạch hoặc nylon, khi ăn thì kéo ra một đoạn vừa phải (nên gọi là kẹo kéo). Kẹo kéo ngọt, thơm, rẻ, là một món quà vặt rất quen thuộc của trẻ em.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Cầu Cần
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Cần, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Dầu dừa
- Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.