Chừng nào biển cạn thành ao
Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình
Ngẫu nhiên
-
-
Ếch thấy hoa thì vồ
Ếch thấy hoa thì vồ
-
Mưa dầm thấm lâu
Mưa dầm thấm lâu
-
Ra tay gạo xay ra cám
Ra tay gạo xay ra cám
-
Chết chôn Nhà Gia
-
Bò giày phải mũi
-
Biết thuở nào con cá ra khỏi vực
Biết thuở nào con cá ra khỏi vực
Biết thuở nào hết cực thân em? -
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?Dị bản
Em than một tiếng than, trời đất xây vần,
Chim trên cành còn khóc tức tưởi, huống chi kẻ phàm trần lại ngó lơ?
-
Hoa thơm ai chả muốn chiều
Hoa thơm ai chả muốn chiều,
Thấy hoa ai chẳng nâng niu vịn cành.
Hoa sao hoa khéo mần thinh,
Người yêu hoa chẳng đoái tình với ta -
Sao trên trời thiếu chiếc lẻ đôi
-
Ruộng rộc khô khan, ruộng gò nhẫy nước
-
Gá duyên, anh giữ em gìn
-
Hỡi cô gánh cỏ đường vòng
Hỡi cô gánh cỏ đường vòng
Vai anh không gánh nhưng lòng anh thương -
Nhà bà ba có giỗ
Một, hai, ba, nhà bà ba có giỗ
Nghe pháo nổ xách cái rổ chạy qua
Bà ba ơi cho con xin trái ổi
Mụ nội mày ! Mấy trái ổi còn non ! -
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Bán buôn là nghĩa muôn đời cùng nhau. -
Phụ mẫu em già, anh đi một cặp đòn rồng
-
Anh về cưa ván đóng đò
-
Ngày đi trúc chửa mọc măng
-
Anh thương em thì phải thương luôn
-
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Dị bản
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo nuôi conAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo đợi anhAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ cơ nghèo mẹ cha
Chú thích
-
- Bò giày phải mũi
- Con bò giẫm phải sợi thừng dắt mũi nó. Chỉ việc nói loanh quanh, luẩn quẩn, trao đi đổi lại mãi mà vẫn không nhận thức được vấn đề.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Rộc
- Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi. Cũng có nghĩa là ngòi nước nhỏ, hẹp.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đòn rồng
- Hai cây đòn to nằm cặp hông dọc theo chiếc xe tang, đầu trước chạm hình đầu rồng, đầu sau chạm hình đuôi rồng.
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Rế tai bèo
- Loại rế đan bằng mây, có vành giống như tai bèo.