Ngẫu nhiên
-
-
Sông Tô nước chảy trong ngần
-
Ruồi bu kiến đậu
Ruồi bu kiến đậu
-
Học trò cao cẳng dài giò
Học trò cao cẳng dài giò
Chân đi ngoài ngõ, miệng thò trong mâmDị bản
-
Rú tàn thì làng nát
-
Mây hỡi mây, khoan ra ám nguyệt
-
Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
-
Phụ mẫu đánh tôi, căng nọc giăng nài
-
Đói sinh cùng, túng sinh hoảng
Dị bản
Đói ăn vụng
Túng làm càn
-
Ví dầu cá bóng xích đu
-
Quả nhãn lồng trong bọc ngoài bao
Dị bản
Nhỡn lồng trong bọc ngoài bao,
Con ong châm còn được huống chi quả hồng đào chín cây
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mười hũ vàng chôn không bằng cái trôn con heo nái
Dị bản
Lỗ tiền chôn không bằng lồn con heo nái
Một hũ vàng chôn không bàng cái lồn heo nái
-
Ở đây sơn thủy hữu tình
Ở đây sơn thủy hữu tình
Có thuyền có bến có mình có ta
Ở đây sơn thủy bao la
Có thuyền có bến có ta có mình -
Anh em ai đầy nồi ấy
Anh em ai đầy nồi ấy
-
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
-
Ruộng ta ta cấy ta cày
Ruộng ta ta cấy ta cày
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây
Chúng mày lảng vảng tới đây
Rủ nhau gậy cuốc đuổi ngay khỏi làng -
Ăn cho đều kêu cho khắp
Ăn cho đều kêu cho khắp
Dị bản
Ăn cho đều, kêu cho sòng
-
Đại Đồng có lệ đi phân
-
Thằng nào bất hiếu thế kia
-
Thân em như thể trăng rằm
Chú thích
-
- Khâm Thiên Giám
- Còn gọi là Tư Thiên Giám, một đài theo dõi thời tiết, nghiên cứu thiên văn, lịch pháp, tồn tại từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19 tại khu vực hiện nay là phố Khâm Thiên, Hà Nội.
-
- Nhà trò
- Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Trọt
- Cũng gọi là dọt, mảnh đất phía trước hiên nhà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
- Dùng tiền để buôn bán làm ăn (tiền ra cửa) thì mới sinh thêm lời (tiền đẻ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căng cọc giăng nài
- Một trong những lối hình phạt ngày xưa, dùng dây căng tay chân phạm nhân và buộc vào các cây cọc (nọc) đóng sâu xuống đất trước khi đánh đập tra khảo.
-
- Cùng
- Khốn khổ, khánh kiệt (từ Hán Việt).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đại Đồng
- Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Giá trong
- Giá: băng, nước đông lại. Thơ văn cổ hay dùng cụm từ tuyết sạch giá trong để chỉ sự trinh trắng của người phụ nữ.
Thung dung quan mới ướm lòng,
Khen rằng: "Tuyết sạch, giá trong thực là"
(Hoa Tiên truyện - Nguyễn Huy Tự)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.