Em ơi! Chừ anh muốn làm đàn bà, không muốn làm đàn ông
Khỏi xâu cao thuế nặng, khỏi ba đồng sáu mao
Thôi! Chị em ơi! Đừng nói lao xao
Có chị mô đi Huế, tôi gửi rèn một con dao cho tinh thần
Tôi về, tôi hớt trất cục gân
Hớt luôn cái nớ cho ra thân đàn bà
Ngẫu nhiên
-
-
Nước chảy cho đá trôi nghiêng
Nước chảy cho đá trôi nghiêng
Anh vui chung thiên hạ, em sầu riêng một mình -
Lầu nào cao bằng lầu ông phó
-
Chuyến này anh chở cát
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở vôi
Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi mai dời
Liệu bề anh có thương đặng trọn đời anh hãy thươngDị bản
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở khoai
Duyên nợ của ai, anh trả lại cho ai
Biển rộng sông dài hai ngã biệt li
-
Chân mình những lấm mê mê
-
Bà Chúa đạp phải gai
Bà Chúa đạp phải gai bằng thuyền chài đổ ruột
-
Những người lẩm bẩm một mình
Những người lẩm bẩm một mình
Giàu sang chẳng được, lại sinh kém tài -
Làm trai học sẩy học sàng
-
Cơm ăn một bát sao no
Cơm ăn một bát sao no
Kẻ về người ở sao cho đành lòng -
Râu một sợi dài tít tắp
-
Đàn ông tốt tóc là tiên
Đàn ông tốt tóc là tiên
Đàn bà tốt tóc nằm liền với ma -
Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về
-
Ba cây, một quả, ra rả những hột
-
Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt
Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt
Bởi anh thương nàng, mới lạc tới đây -
Cơ hàn ngày nắng đêm mưa
-
Hò lên một tiếng cho cao
Hò lên một tiếng cho cao
Có đứt em nối, có hao anh hầu -
Sống ở dương gian không bắt được tay chàng
-
Dù ai cho bạc cho tiền
-
Thương nhau ở dưới gốc đa
-
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa ướt mùa ráo tơi bời lao đao
Chú thích
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cho tinh thần
- Cách nói của người miền Trung, có thể hiểu thành “cho lên tinh thần, cho (có vẻ) mạnh mẽ.”
-
- Trất
- Quách (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ông phó
- Tên gọi dân gian của những người có học vị Phó bảng thời phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945). Đây là những người dự thi Hội mà không đủ điểm đỗ Tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng. Theo Đại Nam thực lục, học vị này có từ năm 1829, do vua Minh Mạng chủ trương.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đuốc
- Bó nứa hay tre, đầu được quấn giẻ tẩm chất cháy (như dầu, sáp...) để đốt sáng.
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Tam Đảo
- Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
-
- Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc đỉnh núi Tam Đảo biết là nước lũ sẽ đổ về, một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.
-
- Kiềng
- Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Hàng
- Quan tài (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chinh
- Tiền chinh. "Cho bạc cho chinh" ý nói cho tiền bạc.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”