Ôm sầu chất thảm ngày đêm
Năm canh lăn lộn, gối nghiêng một mình
Ngẫu nhiên
-
-
Nói ngon nói ngọt
Nói ngon nói ngọt
-
Chó khôn tứ túc huyền đề
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Giữ được đằng trôn, đằng lồn quạ mổ
-
Đồn rằng chàng đọc Kinh Thi
-
Long Điền Chợ Thủ quê anh
Long Điền, Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên đóng tủ, gái sành cửi canh
Dệt hàng, chịu mặc chẳng lành
Giường chõng nghề rành, anh ngủ sạp treDị bản
Long Điền, Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên đóng tủ, gái sành cửi canh
Dệt hàng khéo léo thiệt rành
Giường chõng đẹp lành, ai cũng phải khen
-
Năm quan tiền tốt bó mo
Năm quan tiền tốt bó mo
Làm tờ kí chỉ, chị cho chuộc chồng
Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai?
Già gan cướp được chồng người
Non gan hết vía rụng rời chân tay.
Măng trúc nấu với gà mai
Chơi nhau một trận, về ai thì về.Dị bản
Năm quan tiền tốt bó mo
Làm tờ kí chỉ, chị cho chuộc chồng
Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai
Chồng về chị cả hay về chị hai
Chơi cho trận nữa về ai thì về
-
Trai đua mạnh gái đua mềm
Trai đua mạnh, gái đua mềm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em là con gái chợ Cồn
-
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
-
Trần Hoàn cùng với Bùi San
-
Bong bóng bay như nhựa dầu lai
-
Nỏ thà ăn nhắt, đừng có tắt bữa
-
Nậu nghèo lỡ bước gieo neo
-
Anh ngồi bực lở anh câu
-
Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây HồDị bản
-
Ở hóa ba năm, lấy chồng buồn ngủ
-
Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn
-
Liếc dọc thằng trọc rụng rời
-
Đàn ông năm bảy lá gan
Dị bản
Đàn ông năm, bảy trái tim
Trái ở cùng vợ, trái toan cùng người
Chú thích
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Mạnh Tử
- Một nhà triết học Trung Quốc vào thời Chiến Quốc. Ông tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh năm 372 TCN vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ. Ông là học trò xuất sắc Khổng Tử, và được đời sau xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo, được tôn là Á thánh (chỉ sau Khổng Tử).
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Long Điền Chợ Thủ
- Địa danh nay thuộc xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trên đoạn đường từ thị trấn Mỹ Luông đến thị trấn Chợ Mới. Theo nhà văn Sơn Nam thì dịa danh Chợ Thủ là tên gọi tắt của Chiến Sai thủ sở, nằm ở phía tây sông Trà Thôn. Thủ là đồn quân có nhiệm vụ kiểm soát sông rạch, Chiến Sai là cách đọc trại của từ Khmer Kiên Svai (chòm cây xoài). Đến đời Minh Mạng, Thủ Chiến Sai đổi tên là bảo An Lạc. Ngoài ra nơi đây còn được gọi là Củ Hủ, Cù Hu hay Cỗ Hỗ.
Long Điền Chợ Thủ có hai nghề truyền thống là dệt vải và đóng đồ mộc, chạm khắc gỗ.
-
- Chõng
- Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.
-
- Tiền quý
- Tiền có hai hạng, tiền quý (còn gọi là cổ tiền, tiền tốt) thì một tiền bằng 60 đồng tiền kẽm (một quan bằng 10 tiền, tức 600 đồng kẽm), tiền gián (còn gọi là sử tiền) thì một tiền bằng 36 đồng kẽm (tức một quan bằng 360 đồng kẽm). Hình thức lưu hành hai loại tiền tệ này xuất hiện vào khoảng thế kỉ 18, và tồn tại không lâu vì cách tính phức tạp của nó.
-
- Kí chỉ
- Văn bản cam kết mang tính pháp lí, có ghi tên, điểm chỉ (từ cũ).
-
- Chợ Cồn
- Tên chợ có ở nhiều địa phương, như Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
-
- Đàn Nam Giao
- Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.
-
- Dầu mè
- Còn gọi là dầu lai, đậu cọc rào, bã đậu, loài cây bụi lâu năm, có độc, hay được trồng làm hàng rào. Lá, dầu và nhựa cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y giúp tan máu ứ, tiêu sưng, chống ngứa...
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Bực
- Bậc, chỗ đất cao bên bờ sông (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đền Quán Thánh
- Một ngôi đền nằm bên cạnh hồ Tây, trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, nên cũng gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Trấn Võ.
-
- Tiếng gà báo canh. Xem Canh.
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
-
- Nhịp chày Yên Thái
- Nhịp chày giã dó để làm giấy ở làng Yên Thái, cửa ngõ phía Tây Bắc thành Thăng Long trước đây.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Hóa
- Góa (từ cũ).
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Toan
- Có ý định.