Tham vàng bỏ đống gạch đầy
Vàng thì ăn hết gạch xây nên thành
Ngẫu nhiên
-
-
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
-
Có chồng mặc kệ có chồng
-
Vai mang chiếc nóp rách
-
Anh thương em cha mẹ hay chưa?
-
Chiều chiều ra đứng vườn cà
-
Gươm vàng bỏ sét lâu nay
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nước chảy láng linh nước ra Vàm Cú
Dị bản
-
Trông xa võng cán ô cầm
Trông xa võng cán ô cầm
Đến gần quan lớn môi thâm sì sì
Kính quan chẳng dám ngoảnh đi
Trộm nhìn con mắt quan thì trắng phau -
Chình ình như đình La Qua
-
Một bàn tay năm ngón
Một bàn tay năm ngón
Có ngón ngắn ngón dài
Người ta kẻ kém người tài
Anh xem cho kĩ, gái này kém ai? -
Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò
-
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên kia sông em lập cái quán hai từng,
Ba nơi đi nói, không ưng
Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anhDị bản
-
Ai về thăm huyện Đông Ngàn
-
Bẻ hành bẻ tỏi
Bẻ hành bẻ tỏi
-
Phải chi cắt ruột đừng đau
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao anh mang về ! -
Vuốt mặt nể mũi
Vuốt mặt nể mũi
-
Anh đi đường ấy xa xa
Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
Nước non một gánh chung tình.
Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng? -
Rượu không ngon uống lắm cũng say
Rượu không ngon uống lắm cũng say
Áo rách có chỉ vá may lại lành -
Giương cung rắp bắn phượng hoàng
Chú thích
-
- Xóm Thủ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xóm Thủ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Láng linh
- Lênh láng, cách nói của người miền tây nam bộ. Có bản chép là "Láng Linh": tên cánh đồng thuộc địa phận 3 huyện Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên của tỉnh An Giang
-
- Vàm Cú
- Có ý kiến cho rằng địa danh này thuộc tỉnh Trà Vinh, nhưng chưa xác định được cụ thể.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trà Cú
- Một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh, nằm ở ngã ba nơi sông Hậu đổ ra biển.
-
- Chình ình
- Đứng, nằm, ngồi ngay trước mặt người khác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- La Qua
- Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Đông Ngàn
- Một địa danh cổ, tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay.
-
- Cổ Loa
- Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
-
- Giếng Ngọc
- Giếng nằm trong khu di tích Cổ Loa, giữa ao nước trước đền thờ An Dương Vương. Tương truyền đây là nơi nàng Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương, thường tắm và trang điểm, và cũng là nơi Trọng Thủy nhảy xuống tự vẫn khi Mỵ Châu bị vua cha chém (nên cũng gọi là giếng Trọng Thủy). Theo chuyện cổ tích Việt Nam: Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."