Con lành con ở cùng bà
Váng mình sốt mẩy con ra ngoài đường
Ngẫu nhiên
-
-
Đất sông lại lở xuống sông
-
Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
-
Ba thằng nó ở ba thôn
-
Con chim mỏ đỏ
-
Bún bò bà Chỉ tiếng đồn
-
Anh thương em nào ai biểu, ai bày
Anh thương em nào ai biểu, ai bày
Thâm thâm dịu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước mía trong họ nấu lọc thành đường
Anh thương em anh biết, chớ thói thường biết đâu? -
Bánh gai ruột mất vỏ còn
Dị bản
Quả đào tiên ruột mất vỏ còn
Buông lời hỏi bạn đường mòn ai đi?
-
Nhăn như khỉ ăn ớt
Nhăn như khỉ ăn ớt
Dị bản
Mặt nhăn như khỉ ăn gừng
-
Trời minh mông, đất cũng minh mông
-
Đi đâu lang chạ thì hư
Đi đâu lang chạ thì hư
Ở đây với dượng cũng như có chồng
Chưa chồng dượng kiếm chồng cho
Chưa con dượng kiếm con cho mà bồng -
Lòng anh như gió giữa đàng
-
Đôi ta vui thú cuộc chơi
-
Anh với em năm đợi tháng chờ
-
Em như cây quế giữa rừng
Dị bản
Thân em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hayỞ như cây quế trong rừng
Cay không ai biết, ngọt đừng ai hay
-
Thần linh cũng kinh đứa Ngô
-
Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn
-
Một lời nói, quan tiền thúng thóc
-
Không nên tình cũng xưa nay
-
Này chồng, này mẹ, này cha
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
- Ăn ở bếp ăn tập thể (đại táo), ở nhà tập thể (đại gia), đi tàu điện (đại xa), làm việc qua loa (đại khái). Câu này mô tả hài hước cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức dưới thời bao cấp.
-
- Huỳnh
- Đọc trại âm từ chữ Hán hoàng 黃 (nghĩa là vàng). Xưa vì kị húy với tên chúa Nguyễn Hoàng mà người dân từ Nam Trung Bộ trở vào đều đọc thế.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Bánh quai vạc
- Một loại bánh mặn làm từ bột mì có hình dáng giống quai vạc, nhân tôm, thịt, trứng... Khi chế biến, bánh được gấp lại thành hình bán nguyệt và ép mí bánh; khi chín, viền bánh dợn sóng. Tùy theo từng vùng miền, bánh này còn có tên là bánh gối hoặc bánh xếp.
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Minh mông
- Mênh mông (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
-
- La bàn
- Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Áo chẹt
- Áo bó sát người (chẹt có nghĩa là chỗ hẹp).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Dùi đục cẳng tay
- Thành ngữ, chỉ sự đối xử phũ phàng.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Câu đố này thật ra là hai 2893 và 2894 trong Truyện Kiều. Đây là lúc Kiều đoàn tụ cùng với gia đình sau mười lăm năm lưu lạc, điểm mặt “đủ” hết tất cả mọi người.