Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).
  2. Mắt thứ hai, tai thứ bảy
    Thứ hai đầu tuần, ai đi làm cũng mắt mũi kèm nhèm vì buồn ngủ và mệt mỏi. Thứ bảy (ngày làm việc cuối cùng trong tuần dưới thời bao cấp), ai cũng đợi kẻng báo hết giờ làm để đi về.
  3. Nhật nguyệt tuy minh, nan chiếu phúc bồn chi hạ
    Mặt trăng và mặt trời tuy sáng cũng khó soi thấu được dưới cái lòng chậu úp.
  4. Cao Miên
    Gọi tắt là Miên, phiên âm sang tiếng Việt của từ "Khmer," chỉ dân tộc Khơ Me. Cao Miên còn là cách người Việt gọi nước Campuchia, với cư dân chủ yếu là người Khơ Me.
  5. Lò Gò
    Một địa danh nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, nay thuộc tỉnh Tây Ninh.
  6. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  7. Xiêm
    Tên gọi trước đây của nước Thái Lan, cũng gọi là Xiêm La.
  8. Chưng Đùng
    Hay Chân Đùng, một địa danh nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tên gọi Chưng Đùng được hình thành là do cách phát âm trại của miền Nam mà ra.
  9. Chun
    Chui (phương ngữ).
  10. Đồng trinh
    Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
  11. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  12. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  13. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  14. Phú Lộc
    Một làng nay thuộc xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, có nghề truyền thống là làm hương (nhang).
  15. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  16. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  17. Tấn Tần
    Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi,
    Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.

    (Truyện Hoa Tiên)

  18. Sắt cầm
    Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

    Chàng dù nghĩ đến tình xa
    Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ

    (Truyện Kiều)

  19. Quan thư
    Bài thơ mở đầu Kinh Thi. Thật ra những bài thơ trong Kinh Thi đều không có tiêu đề, người biên soạn thường lấy một hai từ đầu của bài thơ để đặt cho dễ nhớ. Riêng ở đây từ “quan thư” có thể hiểu là tiếng “chim thư kêu.” Bốn câu đầu của bài như sau:

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu.
    Yểu điệu thục nữ,
    Quân tử hảo cầu

  20. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  21. Tảo tần
    Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
  22. Canh cửi
    Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Dệt cưởi

    Dệt cửi

  23. Kinh sử
    Sách vở Nho giáo nói chung. Thời xưa sách vở được phân làm bốn loại: kinh (kinh điển), sử (lịch sử), tử (lời của các nhà tư tưởng), tập (tuyển tập văn thơ).
  24. Thì
    Thời, lúc.
  25. Chúa
    Chủ, vua.
  26. Từ đâu này đến cuối, có bản chép:

    Một mai chiếm bảng xuân vi
    Ấy là đề diệp tinh kỳ từ đây
    Ai ơi nghe thiếp lời này

  27. Chu choa
    Cũng viết là chu cha, thán từ người miền Trung thường dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, sợ hãi, vui vẻ...
  28. Ngõ hầu
    Rồi mới có thể, sao cho đạt được (từ cũ).

    "Thôi thì ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được với luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ..." (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)

  29. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  30. Phảng
    Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...

    Các loại phảng

    Các loại phảng

  31. Cù nèo
    Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
  32. Ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nam Bộ trước đây, dân ta khi trồng lúa chỉ cần là phát cỏ rồi cấy, chứ không cày bừa. Phảngcù nèo là hai dụng cụ quan trọng và luôn luôn đi liền với nhau trong khâu phát cỏ.

    Cầm cây phảng trên tay, nghiêng mình xuống phát rồi đưa phảng lên, bước tới mà chém tiếp là việc nặng nhọc... Muốn cho cỏ chết, phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để gốc cỏ bị thúi luôn... Nếu lấy trung bình một lát chém là 36 tấc vuông (hình vuông mỗi cạnh 6 tấc) thì muốn dọn cho sạch cỏ trong một công đất, cần đến non 2.000 lát chém. Cây phảng trung bình nặng hơn 3 kí-lô...
    Tay mặt quơ cây phảng, tay trái lại cầm cây cù nèo (còn gọi là kèo nèo) để kèo (vạch cỏ) cũng 2.000 lần cho trống chân cỏ, không thể chém bừa bãi trên ngọn vì như thế thì cỏ sẽ mọc lại. Người phát phải khom lưng cho lưỡi phãng nằm ngang song song mặt nước và dưới mặt nước...

    (Cá tính miền Nam - Sơn Nam)

    Phát cỏ trồng lúa ở miền Tây Nam Bộ xưa

    Phát cỏ trồng lúa ở miền Tây Nam Bộ xưa

  33. Luồng
    Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

    Sản xuất than tre luồng

    Sản xuất than tre luồng

  34. Be bờ
    Đắp đất thành bờ để ngăn nước.

    Be bờ

    Be bờ

  35. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  36. Gá dươn
    Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).
  37. Mỹ Đông
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
  38. Mây
    Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.

    Dây mây

    Dây mây

  39. Gióng
    Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.

    Quang gánh

    Quang gánh

  40. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  41. Bố đĩ là người đàn ông dân dã trong làng nước, không có chức phận gì trong xã hội. Ông tổng là ông cai tổng, một người có quyền thế. Trên nguyên tắc, ông tổng quyền uy hơn bố đĩ, nhưng thực tế, kẻ nào có tiền thì được trọng vọng.