Xông xáo như cáo vào chuồng gà
Ngẫu nhiên
-
-
Con cháu Ngự Mai văn tài võ giỏi
-
Khi vui ngồi ghế gảy đờn
-
Già thì già tóc già râu
Già thì già tóc già râu
Đêm ba bảy vợ, già đâu có già! -
Mẹ em như thể con trâu
-
Mình tròn, da trắng, tóc dài
-
Anh em xem mặt cho vay
Anh em xem mặt cho vay
-
Ở Hà Tiên mần ăn không khá
-
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
-
Muốn ăn phải lăn vào bếp
Muốn ăn phải lăn vào bếp
Muốn chết phải lết vô hòm -
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Chị em giúp của, ông trời định đôi. -
Hai mẹ sinh ba mươi con
-
Gái khéo vá vai, trai tài phủ nóc
-
Uổng tiền mua giống mía sâu
Uổng tiền mua giống mía sâu
Để dành đi cưới con dâu mà nhờ -
Sột sột, soạt soạt, trong nạc ngoài xương
-
Gái ham tài, trai ham sắc
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cặc vạy thì ngoáy lồn già
-
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi -
Vốn xưa ở đất sinh ra
-
Cây me cũ, Bến Trầu xưa
Chú thích
-
- Lê Văn Mai
- Sinh năm 1843, người làng Vĩ Khánh, nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam . Ông thi đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), được bổ làm quan Ngự sử, nên dân gian gọi là Ngự Mai. Khi Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phe chủ chiến, hợp sức cùng Đinh Công Tráng đánh giặc. Ngày 18/12/1886 ông hi sinh trong một trận đánh. Hiện nay ở xã Liêm Túc vẫn còn bia mộ của ông.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Báng
- (Trâu bò) húc (phương ngữ).
-
- Nén
- Còn gọi là hành tăm, một loại cây thuộc họ hành tỏi, thân nhỏ, mọc thành bụi, củ màu trắng có vỏ bao bọc. Lá và củ nén có tác dụng giải cảm tốt.
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Gái khéo vá vai, trai tài phủ nóc
- Phụ nữ thể hiện sự khéo léo bằng cách vá phần rách ở vai áo; đàn ông thể hiện sự tài giỏi bằng cách sửa chữa, lợp lại nóc nhà.
-
- Vạn thọ vô cương
- Thọ vạn năm chẳng cùng. Đây là lời chúc thọ.
-
- Vạy
- Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
-
- Đồng âm với cậu ấm.
-
- Hai cây me do cụ thân sinh ra ba anh em nhà Tây Sơn - cụ Hồ Phi Phúc, trồng ở thôn Kiên Mỹ, quê vợ. Hai cây me này nay vẫn còn bên cạnh đền thờ thuộc bảo tàng vua Quang Trung.
-
- Bến Trường Trầu
- Một bến đò bên dòng sông Côn, nay thuộc thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Thôn Kiên Mỹ có Xóm Trầu chuyên buôn bán trầu cau. Tại đây, anh cả của ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc từng nối nghiệp cha mẹ buôn bán trầu, nên mọi người gọi là anh Hai Trầu. Bến sông Côn tập kết trầu cau để chở đi các chợ An Thái, Quy Nhơn... thành tên bến Trường Trầu.
-
- Câu ca dao này được cho là xuất hiện sau ngày nhà Tây Sơn bị diệt, Nguyễn Ánh lên ngôi. Lòng dân luyến tiếc nhà Tây Sơn, nhưng trước sự trả thù tàn bạo của Gia Long và nhà Nguyễn sau này, đành phải gửi ẩn ý vào đây.