Trên trời có sao tua rua
Ở dưới Hà Nội có vua đúc tiền
Ruộng tư điền không ai cày cấy
Hỏi cô mình ở vậy được chăng?
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn
Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
Không tới lui thì ra chỗ từ nan
Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!
Người được coi là ông tổ nghề báo Việt Nam là Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1865, ông đã sáng lập ra Gia Định báo là tờ báo quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Đương thời, ông là nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và là nhà văn hóa lỗi lạc. Ông đọc thông viết thạo 27 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật, có trí thức vô cùng uyên bác, được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và được xem là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19.
Năm 1893, một người làm nghề thông ngôn tên Chánh bắn chết Biện lý Jaboin ở Trà Vinh, gây nên một sự kiện đình đám lúc bấy giờ, được đăng trên tờ nhật báo của Trương Vĩnh Ký. Có một bài vè dựa theo báo của Trương Vĩnh Ký kể lại sự kiện này.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
Bình luận