Hệ thống chú thích
-
- Chợ Cai Tài
- Một chợ xưa thuộc làng Huê Mỹ Thạnh, phủ Tân An, nay là xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Phủ đường phủ Tân An ngày ấy đặt ở gần đây.
-
- Chợ Cần Chông
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Cần Chông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chợ Cần Giuộc
- Một ngôi chợ thuộc thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, xưa là chợ Trường Bình xưa thuộc huyện Phước Lộc, tỉnh Gia Định. Nơi đây đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của nông dân Cần Giuộc dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Diệu vào năm 1859-1860. Hình ảnh chợ Trường Bình sau cuộc khởi nghĩa được Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
-
- Chợ Cần Thơ
- Tên ngôi chợ trung tâm của thành phố Cần Thơ. Chợ được xây dựng khoảng năm 1915, xưa có tên là Lục Tỉnh, sau đổi thành chợ Hàng Dương, nay quen gọi là chợ cổ Cần Thơ. Chợ Cần Thơ được xây dựng cùng thời với các ngôi chợ lớn ở Sài Gòn như chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, đến nay đã trải qua hàng trăm năm tuổi. Đây được xem là ngôi chợ có kiến trúc đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tập kết, buôn bán hàng hoá của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân nơi đây.
-
- Chợ Cầu
- Tên một cái chợ ở làng Phù Lương, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
- Chợ Cầu
- Còn gọi là Bến Phân (trước là nơi hay nhập phân tằm cho vườn trầu Hóc Môn-Bà Điểm), tên một địa danh nằm ven rạch Tham Lương, nay chỉ còn là tên chợ và cây cầu thuộc xã Đông Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây nổi tiếng với nghề nhuộm.
-
- Chợ Cầu Dền
- Chợ ở khu vực cửa ô Cầu Dền, thuộc kinh thành Thăng Long-Hà Nội xưa.
-
- Chợ Cầu Kho
- Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
-
- Chợ Cầu Mống
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tại đây có đặc sản bê thui Cầu Mống rất nổi tiếng.
-
- Chợ Cầu Ông Lãnh
- Một ngôi chợ được xây cất từ năm 1874 (có nguồn ghi 1872) ở khu vực cầu Ông Lãnh, cây cầu bắc ngang quận 1 và quận 4 thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, là đầu mối hàng thủy hải sản. Tháng 4/1999, chợ Cầu Ông Lãnh cháy rụi. Đến năm 2004, chợ bị giải tỏa để làm đại lộ bờ sông.
-
- Chợ Cày
- Cũng gọi là chợ Sáng, thuộc thị trấn Cày, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Châu Thành
- Tên một ngôi chợ nay thuộc thị trấn Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trước đây thuộc quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (lúc này Trà Vinh còn là một phần của Vĩnh Long). Đây là một chợ có từ lâu đời và nổi tiếng trong vùng.
-
- Chó chạy ruộng khoai
- Lông bông, không mục đích.
-
- Chó chạy trước hươu
- Người không biết khiêm tốn, không có tài nhưng làm ra vẻ ta đây thông minh, lanh lợi, thích dạy bảo người khác có khả năng hơn mình.
-
- Chợ Chè
- Tên một ngôi chợ thuộc xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
-
- Chợ Chì
- Ngôi chợ ở làng Chì, nay thuộc địa phận xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Cho chó ăn chè
- Say xỉn quá đến nỗi phải nôn mửa ra, chó đói thường hay ăn phần nôn này.
-
- Chợ Choi
- Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ chồm hổm
- Một loại hình chợ thường gặp ở các làng quê, nơi hàng hóa được bày ngay trên nền đất chứ không đặt trên kệ hay sạp. Cả người mua và người bán đều ngồi "chồm hổm" để chọn hàng và mặc cả.