Hệ thống chú thích

  1. Trớt
    Trề ra.
  2. Trót
    Trọn vẹn.
  3. Trọt
    Cũng gọi là dọt, mảnh đất phía trước hiên nhà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Trợt ăn
    Mất ăn (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Trù
    Dự tính, dự trù.
  6. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  7. Trù
    Trầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  8. Trú
    Trấu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Trự
    Chữ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Trự
    Đồng tiền (từ cổ).
  11. Trư Bát Giới
    Một trong ba đồ đệ phò tá Đường Tam Tạng đi Tây Thiên lấy kinh trong truyện Tây Du Ký. Vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên đình, vì say rượu và trêu ghẹo Hằng Nga mà y bị đày xuống hạ giới trong bộ dạng nửa người nửa lợn với tính cách lười biếng, tham ăn, mê sắc dục, và hay đố kị với Tôn Ngộ Không. Bát Giới có tổng cộng 36 phép biến hóa thần thông, sử dụng vũ khí là cái bồ cào.

    Trư Bát Giới

    Trư Bát Giới

  12. Tru tóm nhóm về sừng, ngài tóm nhóm về dái
    Trâu gầy yếu thường do mải phá phách, húc nhau; người gầy gò xanh xao do quan hệ tình dục quá độ.
  13. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  14. Trửa
    Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  15. Truân chuyên
    Vất vả. Từ này có gốc từ từ Hán Việt truân chiên 迍邅 nghĩa là "Vướng víu, chật vật không bước lên được" (theo Thiều Chửu).
  16. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  17. Trúc
    Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Trúc bâu
    Loại vải trắng mịn, khổ rộng.
  19. Trực chỉ
    Nhắm thẳng đến (từ Hán Việt).