Hệ thống chú thích
-
- Trịnh Hâm
- Một nhân vật trong tác phẩm truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19. Trịnh Hâm là bạn học của Lục Vân Tiên, vì sinh lòng ganh ghét và đố kị nên đã đẩy Lục Vân Tiên xuống sông.
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghênh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay:
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
-
- Trịnh Phong
- Một thủ lĩnh nghĩa quân thuộc phong trào Cần Vương của tỉnh Khánh Hòa. Ông tham gia chống Pháp từ năm 1885, đến tháng 8/1886 thì bị giặt bắt và xử trảm tại Hòn Khói (11-9-1886). Ông được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại tướng và lập miếu thờ tại thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, nay vẫn còn.
-
- Trinh Sơn
- Tên nôm là làng Chiêng, nay thuộc địa phận xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản bún gọi là bún làng Chiêng. Bến đò ở đây cũng gọi là bến Chiêng.
-
- Trinh Tiết
- Tên nôm là làng Sêu, một làng nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Làng nằm bên bờ sông Đáy, có nghề chăn tằm đã được gìn giữ từ mấy trăm năm nay.
-
- Tríu
- Nắm chắc, bám chặt vào, không chịu rời.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- Trộ
- Nước (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trổ cờ
- Ra hoa.
-
- Trổ máng
- Cái máng nước (máng xối). Nhà ở thôn quê ngày trước thường có máng nước làm bằng ống tre hoặc thân cau khoét rỗng, đặt vòng quanh mái nhà để cản và dẫn nước mưa.
-
- Trớ trinh
- Trớ trêu (phương ngữ Phú Yên - Khánh Hòa).
-
- Troàn
- Truyền.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Tróc
- Bắt (từ Hán Việt).
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Trốc
- Nhổ, làm cho bị lật lên cả mảng, cả khối.
-
- Trọc
- Đục, không trong.
-
- Trổi
- Tốt (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trời gầm
- Chỉ tiếng sấm khi trời sắp mưa, theo quan niệm của người xưa là ông trời đang gầm.
-
- Trối kệ
- Mặc kệ, không quan tâm đến.
-
- Trời tang
- Trời u ám.