Hệ thống chú thích

  1. Bách Việt
    Từ chỉ các bộ tộc Việt cổ không bị Hán hóa hoặc chỉ bị Hán hóa một phần từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian giữa thiên niên kỉ 1 TCN và thiên niên kỉ 1 sau CN (theo công trình nghiên cứu Định nghĩa Bách Việt của học giả William Meacham, xuất bản năm 1996, và các nguồn khác). Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống.
  2. Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình
    Bạch Xỉ sinh ra thì thiên hạ được thái bình. Đây tương truyền là câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng cũng có thể là do Đoàn Đức Tuân tự phao ra để giành lấy sự ủng hộ của nhân dân.
  3. Bài
    Cách làm, phương kế, cách xử trí.

    Chút chi gắn bó một hai
    Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh

    (Truyện Kiều)

  4. Bãi Bắc
    Dân địa phương quen gọi bãi Bấc, một bãi biển hướng về phía Đông Bắc trên bán đảo Sơn Trà, nay thuộc phường Thọ Quang. Bãi này có hai gành Đông và Tây, nơi từ khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, có rất nhiều rong biển màu xanh sẫm bám trên các tảng đá. Dân địa phương gọi loại rong này là "mứt," một đặc sản khá ngon, ăn sống cũng được, nấu chín cùng với cá cơm mờm hay cá khoai ăn cũng khá thú vị. Bãi Bắc hiện nay là một khu du lịch sinh thái biển.

    Quang cảnh Bãi Bắc

    Quang cảnh Bãi Bắc

  5. Bãi Bàng
    Tên một bãi cát thuộc thôn Phú Ốc, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Bãi chạy dài khoảng 300m, phía nam gần với gành Đá Dĩa, cách chừng 100m.

    Tương truyền khi Nguyễn Ánh cùng quân lính bôn tẩu vào Nam, bị quân Tây Sơn chặn đánh tan rã, phải cùng một số cận thần chạy thoát xuống thôn Hội Phú. Quân Tây Sơn đuổi đến thôn Hội Phú, bỗng dưng trời tối như mực, cho là điềm lạ nên không dám xua quân vượt núi. Nguyễn Ánh vượt qua khỏi núi đến dừng chân tạm nơi bãi biển này. Lúc bấy giờ số tàn quân và tướng tá tùy tùng tìm đến, họp bàn rồi dùng thuyền vượt biển vào Nam. Các cụ lão làng lân cận kể lại, từ đó bãi này có tên Bãi Bàng (giọng miền Trung không phân biệt bànbàng).

  6. Bài bây
    Kéo dài dây dưa, lằng nhằng (từ cổ).
  7. Bãi Bổn
    Một khu vực biển thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời nay là tên một ấp thuộc xã Hàm Ninh.
  8. Bài cào
    Một kiểu đánh bài bằng bài Tây (bài tú-lơ-khơ). Luật chơi rất đơn giản: mỗi người chơi được chia ba lá bài, cộng điểm lại rồi lấy chữ số cuối cùng, ai điểm cao nhất thì thắng.
  9. Bãi Cát Thắm
    Một bãi biển dài thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, hiện đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái.

    Mộc góc Bãi Cát Thắm

    Mộc góc Bãi Cát Thắm

  10. Bãi Cháy
    Tên cổ là Vạ Cháy, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ngày xưa đây là khu bãi cát ven biển, nơi ngư dân bảo dưỡng thuyền gỗ bằng cách đốt lửa thui thuyền (dưới đáy và bên sườn thuyền thường có con hà bám vào rất chắc có thể ăn hỏng thuyền), do lửa khói quanh năm mà thành tên. Ngày nay với bãi biển bãi cháy, đây là một địa điểm du lịch có tiếng ở Quảng Ninh.

    Bãi biển Bãi Cháy

    Bãi biển Bãi Cháy

  11. Bài chòi
    Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”

    Một buổi hát bài chòi

    Một buổi hát bài chòi

    Xem hát bài chòi ở Hội An.

  12. Bãi Dài
    Một bãi biển nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long, thuộc địa phận huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng.

    Bãi Dài Vân Đồn

    Bãi Dài Vân Đồn

  13. Bãi Dài
    Một bãi biển nằm giữa Cam Ranh và Nha Trang, thuộc xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Bãi Dài ngày nay là một điểm đến du lịch của tỉnh Khánh Hoà.

    Một khu nghỉ dưỡng thuộc Bãi Dài

    Một khu nghỉ dưỡng thuộc Bãi Dài

  14. Bãi Dài
    Một bãi biển thuộc Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  15. Bãi Dầm
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bãi Dầm, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  16. Bãi Dinh
    Tên gọi xưa của bãi biển Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  17. Bãi Dông
    Một bãi biển dưới chân đèo Cù Hin, thuộc Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những bãi biển đẹp, có tiềm năng du lịch của Khánh Hòa.

    Bãi Dông (đồ họa vi tính)

    Bãi Dông (đồ họa vi tính)

  18. Bãi Đồng
    Một địa danh thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
  19. Bãi Giếng
    Một bán đảo nằm trên vịnh Vân Phong, thuộc thôn Khải Lương, Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thật ra tên gốc là Bảy Giếng, nhưng sau bị gọi chệch đi thành Bãi Giếng.

    Làng chài Bãi Giếng

    Làng chài Bãi Giếng

  20. Bãi Giống
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bãi Giống, hãy đóng góp cho chúng tôi.