Đôi cô vác gậy chòi đào,
Cô lớn cô bé cô nào lấy ai.
Cô lớn vuốt bụng thở dài,
Trời ơi đất hỡi lấy ai đỡ buồn.
Cô bé mặc áo hở lườn,
Đêm nằm ngỏ cửa con lươn bò vào.
Gió nam đánh tốc yếm đào
Anh nghĩ oản trắng mơ vào thắp nhang.
Hai cô bốn oản rõ ràng,
Anh xin một chiếc cô nàng không cho.
Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng rồi tiêu hết, nghĩa đời còn nguyênDị bản
Chớ tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng rồi tiêu hết, nghĩa tôi vẫn còn
-
Chứng minh có đất có trời
Chứng minh có đất có trời
Nói ra rồi lại nuốt lời sao nên. -
Giàu thì cơm cháo bổ lao
Dị bản
Giàu thì cơm cháo bổ lao
Khó thì đánh điếu thuốc lào ngậm hơi
-
Giời làm sóng lở cát bay
Giời làm sóng lở cát bay
Cho tớ bỏ thày cho mẹ bỏ con
Cửa nhà trôi mất chẳng còn
Vợ chồng cõng bế đàn con lên chùa
Năm nay nạn nước ơn vua
Quan trên phát chẩn ở chùa Tây Phương
Giời làm một trận lỡ đường
Cho nên mới biết Tây Phương thế này
Giời làm sóng lở cát bay
Quan trên phát chẩn mỗi ngày hai ca
Đàn ông cho chí đàn bà
Rạng ngày hăm tám đi ra mà về
Quan tuần, quan án ngồi nghĩ cũng ghê
Thuê ngay hai chiếc thuyền về đình chung
Giàu cùng, khó lại chẳng cùng
Ai ơi còn cậy anh hùng làm chi
Sinh ra nước lụt làm gì
Giàu thì bán ruộng, khó thì bán con
Nghèo thì bán cả nồi cấn lẫn lon đựng cà
Có thì bán cửa bán nhà
Nghèo bán đứa bé lấy ba bẩy hào -
Ác giả ác báo vần xoay
-
Công anh đi sớm về trưa
Công anh đi sớm về trưa
Mòn đường chết cỏ vẫn chưa gặp tình
Khuyên anh đừng ở một mình
Cây tre có bụi huống chi mình lẻ loi -
Cô kia má đỏ hồng hồng
-
Cô kia xách giỏ đi đâu
-
Con quan thì lại làm quan
-
Có trăng anh phụ lòng đèn
-
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Sông rộng lắm nước trong nguồn chảy ra -
Con mèo xáng vỡ nồi rang
Dị bản
Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại lại mang lấy đòn
Chó ngồi chó khóc nỉ non
Mèo kia đập bể để đòn cho tôi
-
Cây khô lột vỏ khó trèo
Cây khô lột vỏ khó trèo
Mẹ ơi thương lấy dân nghèo mồ côi
Mồ côi tội lắm bớ trời
Đói cơm không ai đỡ, lỡ lời không ai bênh -
Vô duyên lấy phải chồng già
Vô duyên lấy phải chồng già
Kêu chồng thì lỡ kêu cha bạn cười -
Tay cầm bát mật chạy ra
-
Gió đưa cành sậy nằm dài
-
Lên chùa bẻ một cành sen
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng
Ba cô có hẹn cùng chăng?
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngoài êm. -
Một nhà hai chủ không hòa
Một nhà hai chủ không hòa
Hai vua một nước ắt là không yên -
Má hồng mình cũng như ta
Chú thích
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Bổ lao
- Tẩm bổ cho những người bị bệnh lao (phương ngữ).
-
- Phát chẩn
- Phân phát tiền, gạo,... để cứu giúp người nghèo đói, gặp khó khăn hoạn nạn.
-
- Chùa Tây Phương
- Tên chữ là Sùng Phúc Tự (崇福寺), là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, trong đó có bộ tượng 16 vị La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau.
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?
(Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Giả
- Người (từ Hán Việt).
-
- Da mồi tóc sương
- Da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết; đây là hình ảnh để tả người già (cũng có cách nói da mồi tóc bạc, tóc bạc da mồi).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đốt than
- Làm nghề hầm than (đốt củi để làm thành than).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Cô nhi
- Trẻ mồ côi.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Bùi Kiệm
- Tên một nhân vật phản diện trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Y và Trịnh Hâm là bạn đồng hành của Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực và Hớn Minh khi lên kinh ứng thí, nhưng rất ghen ghét và đố kị tài năng của Lục Vân Tiên. Sau này, Trịnh Hâm lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, còn Bùi Kiệm thì ép Kiều Nguyệt Nga phải lấy mình. Về cuối truyện, Lục Vân Tiên thành trạng nguyên, Hớn Minh đòi giết Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, nhưng Vân Tiên truyền thả, đuổi về quê.
Trịnh Hâm khỏi giết rất vui,
Vội vàng cúi lạy chân lui ra về.
Còn người Bùi Kiệm máu dê,
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.