Nực cười gà lội qua sông,
Kiến bơi qua biển, cá rồng rồng lên mây!
Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Gươm vàng bỏ sét lâu nay
-
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, mặt sẫm: đổi thay chuyện tình -
Răng cao, miệng nhỏ: điêu ngoa
Răng cao, miệng nhỏ: điêu ngoa
Răng thấp môi kín: thương cha nhớ chồng -
Nứa trôi sông không giập thì gãy
-
Đấy vàng đây cũng đồng đen
-
Bấy lâu vắng bạn khát khao
Bấy lâu vắng bạn khát khao
Giờ được gặp bạn mừng sao hỡi mừng -
Phải gần, lóng trước đã gần
Dị bản
Phải gần năm ngoái đã gần
Năm nay có tưởng mười phần cũng không
-
Ông phật ngồi cũng phải thắt cười
-
Tới đây không hát thì hò
-
Tỉnh dài, huyện rộng, xã to
-
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
-
Chiền chiện làm tổ nhành dâu
Dị bản
Chiền chiện làm tổ cây dâu
Ai bắt được nó, nó tâu tận rời
-
Khôn với ngoan, ăn trên ngồi trốc
-
Con không chê là cha mẹ khó
Con không chê là cha mẹ khó
Chó không chê là chủ nhà nghèo
Chẳng nên chửi chó mắng mèo
Đừng câu cay nghiệt, chớ điều lả lơi -
Người đời lúc thịnh lúc suy
-
Củ lang nấu với củ mì
-
Ăn xoài lấy hột mà ương,
-
Ai xui vợ vợ chồng chồng
-
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào, thương kẻ mồ côiVideo
Chú thích
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Đồng đen
- Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Lóng
- Dạo (lóng rày nghĩa là "dạo này").
-
- Thắt cười
- Mắc cười, buồn cười (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.