Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Nâu sồng nào quản khen chê
-
Oán tao mày oán cho đời
Oán tao mày oán cho đời
Đất vua tao ở, cơm trời tao ăn -
Thế gian thấy bán thì mua
Thế gian thấy bán thì mua
Biết rằng mặn lạt chát chua thế nào? -
Miễu linh chẳng dám lại gần
-
Hùm giết người hùm ngủ
-
Tam tòng tích bởi văn vi
-
Chim có tổ, cáo có hang
Chim có tổ, cáo có hang
Người sao người lại bỏ làng mà đi? -
Vải bô một tấm che thân
-
Điệu gì vui bằng điệu hát hò
Điệu gì vui bằng điệu hát hò
Có một cẳng rưỡi cũng dò mà đi -
Một đàn cò trắng bay chung
-
Vai ngang, mặt lớn, tiếng to
Vai ngang, mặt lớn, tiếng to
Nhiều chồng mà lúc về già vẫn không -
Đàn bà vú lép, to hông
Đàn bà vú lép, to hông
Đít teo, bụng ỏng, cho không chẳng cầu -
Con vua thì lại làm vua
Con vua thì lại làm vua,
Con nhà kẻ khó bắt cua cả ngày. -
Thương thay chút nỗi anh kheo
-
Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh.
-
Tháng sáu anh đi buôn bè
Tháng sáu anh đi buôn bè
Tháng bảy tháng tám trở về buôn ngô -
Chó khôn tứ túc huyền đề
-
Anh đi trả nợ nước non
Anh đi trả nợ nước non
Xin đừng bận bịu vợ con ở nhà -
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn bà ít tóc dở dang duyên tình
Chú thích
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Chứng tri
- Chứng kiến và biết cho (từ Hán Việt).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Văn vi
- Lời nói (văn) và việc làm (vi) (từ Hán Việt).
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Ả chức
- Người con gái dệt vải. Chức là từ Hán Việt, nghĩa là dệt.
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Cà kheo
- Hai thanh cao bằng tre, gỗ, hoặc các nguyên liệu khác, trên có bàn đạp để có thể đứng lên đi thay chân. Cà kheo có nguồn gốc là dụng cụ mưu sinh đối với ngư dân miền biển, giúp họ lội xuống biển đánh bắt, và cũng là phương tiện đi lại của những người ở vùng mưa lũ. Trên thế giới và ở nước ta, đi cà kheo hiện nay còn được dùng để biểu diễn như làm xiếc, múa rồng, đấu võ, v.v.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.