Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ ông kí lục ăn nhiều bánh ngô
Ăn rồi thế áo, thế ô
Ăn thêm bát nữa, thế cả đồng hồ, giày tây
Ai về nhắn mẹ cùng thầy
Đem tiền ra chuộc giày tây, đồng hồ
Từ rày tôi lạy các cô
Tôi lỉnh bánh đúc, bánh ngô chợ Dừa
Lẳng lơ con gái chợ Dừa
Đi bán bánh đúc lại lừa chúng anh
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Thấy anh áo lượt xênh xang
Thấy anh áo lượt xênh xang
Đồng hồ quả quít, nhẫn vàng đeo tay
Cái ô lục soạn cầm tay
Cái khăn xếp nếp, cái dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Chạy theo thỏ thẻ những điều nhỏ to
Thôi đừng chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc anh cho vài đồng
Mồ cha những đứa nói không
Đến tháng lĩnh bạc một đồng chẳng cho -
Trời mưa mang áo ra phơi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vân Tiên ngồi giữa bụi môn
Vân Tiên ngồi núp bụi môn
Chờ khi trăng lặn mò lồn Nguyệt Nga
Nguyệt Nga chẳng nói chẳng la
Vân Tiên được mợn mò ba bốn lầnDị bản
-
Một đêm quân tử nằm kề
Dị bản
-
Con ếch ngồi ở trong hang
-
Nhất hào
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cu tôi ăn đậu, ăn mè
-
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Ớt gãy, anh rớt xuống ngọn hành
Hành đâm anh lủng ruột, sao em đành làm ngơ? -
Sống thì ôm ấp khư khư
Sống thì ôm ấp khư khư
Chết thì lại cứ bùa trừ bùa treoDị bản
Sống thì ôm ấp khư khư
Chết thì lại lấy bùa trừ mà đeo
-
Quan văn mất một đồng tiền
-
Đàn ông kia hỡi đàn ông
Đàn ông kia hỡi đàn ông!
Nửa đêm trở dậy cắm chông đàn bà.
Đàn bà kia hỡi đàn bà!
Nửa đêm trở dậy rút ruột già đàn ông. -
Chẳng thơm cũng thể hương tàn
-
Chuyện anh anh nỏ muốn phô
-
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùiDị bản
Vợ mọn như chổi chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi mụ hàng xóm: Có chùi chân thì chùi
-
Thuốc lào chồng hút vợ say
Thuốc lào chồng hút vợ say
Thằng con châm điếu lăn quay ra nhà
Có anh hàng xóm đi qua
Hít phải khói thuốc say ba bốn tuần
Thêm chú gà trống ngoài sân
Mổ nhầm bã thuốc cánh chân cứng đờ
Lại còn chị mái hoa mơ
Hơi thuốc bay đến bơ phờ cả lông
Khói thuốc cứ toả vòng vòng
Say hết tất cả nước trong, nước ngoàiDị bản
-
Khi xưa ăn những gạo vay
Khi xưa ăn những gạo vay
Bây giờ cầm đến cái chày rã hơi -
Sông sâu kiếm chẳng đặng đò
-
Vợ anh đen lắm anh ơi
Vợ anh đen lắm anh ơi
Đem ra chỗ nắng mà phơi cho giòn
Thóc phơi ba nắng thì giòn
Vợ anh ba nắng sắp đòn mà khiêng -
Gái có con như bồ hòn có rễ
Chú thích
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Thế
- Thế chấp, giao tài sản để làm tin khi vay tiền.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Lỉnh
- Lảng đi, tránh mặt.
-
- Chợ Dừa
- Chợ nhỏ họp ở Ô Chợ Dừa, một cửa ô của Hà Nội xưa (phía tây hoàng thành Thăng Long).
-
- Lượt
- Một loại vải dệt thưa từ tơ tằm, mượt, rất mịn và mềm, thường nhuộm đen để may khăn hay may áo.
-
- Đồng hồ quả quýt
- Loại đồng hồ bỏ túi, có hình dáng tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, thường có dây xích nhỏ để móc vào ve áo hay lưng quần phòng mất cắp. Đồng hồ quả quýt được chế tạo từ thế kỉ 16, phổ biến cho đến cuối thế chiến thứ nhất, khi đồng hồ đeo tay ra đời.
-
- Lục soạn
- Thứ lụa mỏng, trơn, xưa hay dùng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng
(Phú hỏng khoa Canh Tý - Tú Xương)
-
- Nói không
- Khoác lác, nói mà không làm, nói cho có.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Núp
- Nấp (phương ngữ).
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Được mợn
- Được đà, được thể (phương ngữ).
-
- Quớ
- Bớ (phương ngữ Phú Yên).
-
- Mán, Mường
- Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
-
- Thất phu
- Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Cu.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Sông Hàn
- Tức Hàn Giang, một con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng và cùng với Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của thành phố này. Sông bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.