Trai tơ thì lấy gái tơ
Đi đâu lật đật mà vơ lại dòng
Lại dòng là lại dòng non
Trai tơ chết hụt vì con lại dòng
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Quân tử lân la, đuổi ra cũng tệ
-
Thấy em tốt mã anh lầm
Thấy em tốt mã anh lầm
Bây giờ so lại, giận bầm lá gan -
Dầu bông bưởi, dầu bông lài
Dị bản
Dầu bông bưởi, dầu bông lài
Xức vô tới tết còn hoài mùi cứt trâu
-
Yêu nhau thì nói là sang
-
Ăn no, trách cả nồi cơm
Ăn no, trách cả nồi cơm
Mượn vay không trả, còn hờn trách nhau -
Chó già ăn vụng cá khô
Chó già ăn vụng cá khô
Ông chủ không thấy đổ hô cho mèo -
Con trâu già kén cỏ, con bò nhỏ kén rơm
-
Liễn tàu vụng chấm biếng xem
-
Lẽ nào thương kẻ ngu si
Lẽ nào thương kẻ ngu si,
Hơi đâu thương đứa nằm lì mà ăn.Dị bản
Quan đâu thương kẻ ngu si
Của đâu cho đứa nằm lì mà ăn
-
Miệng anh méo mó, còn có người coi
Miệng anh méo mó, còn có người coi
Chớ mắt em lé xẹ, săm soi làm gì! -
Ủa thằng nào mà lạ hoắc biết tao?
Ủa thằng nào mà lạ hoắc biết tao?
Dạ thưa, con là thằng rể thảo để ngày sau con đáp đền. -
Nhà em cửa đóng then gài
Nhà em cửa đóng then gài
Anh vô không được ở ngoài khóc um -
Thôi đừng khóc ó khó coi
Dị bản
Thôi đừng khóc ré hổ ngươi
Làm trai chớ để ai cười tình si
-
Thấy anh hớt tóc, em khóc lu bù
-
Của thì mặc của ai ơi
-
Có tội lạy khắp mọi nơi
Có tội lạy khắp mọi nơi
Không tội không nợ coi trời bằng vung -
Tham giàu phụ khó ai khen
-
Không tiền mặt ủ mày chau
Không tiền mặt ủ mày chau
Có tiền cái mặt như rằm trung thu -
Khó khăn mất thảo mất ngay
Khó khăn mất thảo, mất ngay
Ơn cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên
Chú thích
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khóc ó
- Khóc rống lên cho người khác nghe thấy.
-
- Thông ngôn
- Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cậy
- Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.