Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Bảy lượt mỗi ngày đòi má nó
Bảy lượt mỗi ngày đòi má nó
Đương nhiên y sĩ phải xông nhà -
Mồm nhà điếu mượn thuốc đi xin
-
Ngó lên mây bạc trời hồng
-
Của mình thì giữ bo bo
-
Bậu ra ngắm bóng bậu mà coi
-
Cất tiếng kêu lão thợ hàn
Cất tiếng kêu lão thợ hàn
Thuyền em chảy nước có hàn được không? -
Gái đàng mới xem tường không mới
Gái đàng mới xem tường không mới
Trai Bến Thành xem lại chẳng thành
Ngày xưa qua lại em, anh
Có xu có lúi mới thành ngỡi nhânDị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cặc vạy thì ngoáy lồn già
-
Bạc-lê vẽ sứa, em giận đứa măng-tơ
-
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
-
Anh ra chi mỗi tháng mỗi ra
-
Thuyền tôi chở lưới chở câu
Thuyền tôi chở lưới chở câu
Thuyền đâu mà chở hàm râu ông già -
Tiếng đồn em lấy chồng già
-
Lưỡi cày đóng sét đã lâu
-
Mượn màu một chút làm duyên
-
Người già mà lấy vợ tơ
Người già mà lấy vợ tơ
Như liều thuốc độc để hờ bên thân -
Ở nhà chả chịu tiếp ai
Ở nhà chả chịu tiếp ai
Ra đường mới biết chả ai tiếp mình -
Lăm le dạ muốn kết duyên
Lăm le dạ muốn kết duyên
Thấy anh giở chén chung tiền em chê -
Mặt mày sáng sủa như sao
Mặt mày sáng sủa như sao
Ngồi không ăn bám biết bao cho vừa
Chú thích
-
- Ghe
- Từ cổ, cũng như mồng đốc (hay mồng đóc) chỉ một bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ.
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Thó
- Lấy lén, lấy trộm.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Tân trào
- Nghĩa đen là "triều đại mới", còn gọi là đàng mới, phương ngữ Nam Bộ chỉ chính phủ người Pháp lập ra để cai trị nước ta và thời kì (triều / trào) dân ta sống dưới sự cai trị này. Đối lập với tân trào là đàng cựu hay cựu trào chỉ chính quyền triều Nguyễn trước khi người Pháp tới.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Xu
- Phiên âm từ tiêng Pháp sou, một đơn vị tiền tệ thời Pháp thuộc có trị giá bằng một phần trăm của đồng bạc Đông Dương.
-
- Lúi
- Tiền (theo Tự điển Việt Nam của Ban Tu Thư Khai Trí, xuất bản năm 1971).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trăng gió
- Từ từ Hán Việt phong nguyệt, thú tiêu khiển hóng gió xem trăng, cũng chỉ sự tình tự hẹn hò của trai gái (thường hàm ý chê bai).
-
- Đường Mới
- Theo Sơn Nam: Đường Mới thời trước nổi danh về du đãng, nay là đường Huỳnh Tịnh Của, chợ Bến Thành.
-
- Vạy
- Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
-
- Bạc-lê
- Nói, phiên âm từ tiếng Pháp parler, .
-
- Măng-tơ
- Nói láo, phiên âm từ tiếng Pháp menter.
-
- Bá vơ
- Vu vơ, không đâu vào đâu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Cà nanh
- Ghen tị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.