Hai đứa mình ngồi xuống một ghe
Khoan khoan bớt mái để nghe huê tình
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Anh về báo nghĩa sinh thành
Anh về báo nghĩa sinh thành
Chừng nào bóng xế rủ mành sẽ hay -
Nửa về nửa muốn ở đây
Dị bản
Nửa về nửa muốn ở đây
Về thì nhớ bạn ở đây nhớ nhà
-
Đôi ta như bộ chén chung
-
Bãi dài, cát nhỏ cát to
-
Gặp nhau giữa đám ruộng vuông
Gặp nhau giữa đám ruộng vuông
Lời phân chưa dứt nước mắt tuôn theo liền -
Gặp nhau đây lỡ hỏi lỡ chào
Gặp nhau đây lỡ hỏi lỡ chào
Hai tay nghiêng nón, nước mắt trào như mưa -
Hạc giao đầu, phụng lại giao đuôi
-
Hai đứa mình ở hai nơi
Hai đứa mình ở hai nơi
Gặp nhau hun hít đã đời mới thôi -
Hột giống nghĩa tình dễ gieo khó nhổ
Hột giống nghĩa tình dễ gieo khó nhổ
Đã gieo rồi, đừng để khổ cho nhauDị bản
Anh ơi hột giống nghĩa tình dễ gieo khó nhổ
Gieo vào lòng để khổ cho nhau
-
Hun em anh hít lấy hơi
Hun em anh hít lấy hơi
Lỡ khi phòng vắng còn mùi của em -
Nhớ anh đi ra đi vô
Nhớ anh đi ra đi vô
Gan teo từng đoạn, con mắt mờ kéo mây -
Rủ nhau đi gánh nước thuyền
-
Ra đường gặp khách cung mây
Ra đường gặp khách cung mâu,
Chẳng dây nào rối bằng dây tơ vò
Thầy mẹ người vụng liệu vụng lo,
Đôi mươi mười tám chẳng lo lấy chồng,
Thầy mẹ người tham việc tiếc công! -
Nàng ơi, anh quyết với mình
-
Khuyên em chớ giận anh chi
Khuyên em chớ giận anh chi
Thoa son, giồi phấn, rồi đi chụp hình -
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không thành chồng vợ cũng đón đưa trọn niềm -
Khó than, khó thở, khó phân trần
Khó than, khó thở, khó phân trần
Tóc không xe mà rối, ruột không dần mà đau -
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Ong kia nhớ bướm thăm nhau kẻo buồn -
Mưa sa lác đác
Chú thích
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Long ẩn thủy ba
- Rồng nấp nơi sóng nước (chữ Hán).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Chế
- Chị, cách gọi ở một số địa phương vùng Tây Nam Bộ (như Bạc Liêu, Cà Mau), gốc từ tiếng của người Tiều Châu.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.