Hồi nào tôi mạnh mình đau
Bắt từng con tép nấu rau nuôi mình
Hồi nào tôi mạnh mình đau
Dị bản
Hồi nào tui mạnh, mình đau
Tui bắt từng con cá ruộng nấu canh rau tui nuôi mình.
Hồi nào tôi mạnh mình đau
Bắt từng con tép nấu rau nuôi mình
Hồi nào tui mạnh, mình đau
Tui bắt từng con cá ruộng nấu canh rau tui nuôi mình.
Anh về mai sớm anh lên
Đừng vui nơi nọ mà quên nơi này
Thương nhau từ thuở méo trời
Bây giờ méo đất phải rời nhau ra
Em mà không lấy được anh
Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng
Mắc mối tơ, anh quơ mối chỉ
Thấy em thùy mị, anh thương hủy thương hoài
Anh ở xóm trong, em ở xóm ngoài
Biết làm sao cho khuy gài liền nút, nút gài liền khuy
Bây giờ em gặp chàng đây
Chàng cho em mượn chiếc khăn này làm ghi
Yêu em còn tiếc làm gì
Có cho em mượn, chàng thì đưa đây
Hay là sợ mẹ, sợ thầy
Xin chàng phải nói nước mây em tường
Ví dù chàng có lòng thương
Khăn này sánh với xuyến vàng Nguyệt Nga
Giữa đường gặp gỡ đôi ta
Cùng nhau kết tóc xe tơ vẹn tròn
Mỗi người một nước một non
Vàng kia không tiếc, lại còn tiếc khăn!
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
"Vắng người có bóng trăng thanh
Trăm năm xin gửi chút tình lại đây
Vân Tiên anh hỡi có hay
Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng"
Than rồi lấy tượng vai mang
Nhằm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trần Trọng Kim dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.